B ảng 3.5: Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi.
3.8 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về lạm phát theo cơ chế truyền dần của sụt giảm tỷ giá nên có thể bị giới hạn ở nhiều phương diên như:
1. Phân tích lạm phát chỉ dựa vào những biến cơ sở nhưđộ lệch GDP, định giá tỷ giá thực, độ mở cửa….nên chưa khái quát hết bức tranh tổng thể lạm phát theo nhiều gốc nhìn khác nhau.
2. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo từ nhiều nguồn khác nhau như GSO, IMF, ADB, WB, IFS …nên có thể tạo ra những sai số trong quá trình phân tích, đánh giá giá kết quả nghiên cứu
3. Số liệu nghiên cứu được chọn theo quý nên có thể cho kết quả phân tích sẽ không phản ánh chính xác và rõ ràng theo từng giai đoạn cụ thể hoặc có thời gian ngắn hơn một quý.
4. Nội dung nghiên cứu chỉ bàn về cơ chế truyền dẫn từ tỷ giá sang lạm phát nên có thể chưa chi tiết hóa và sinh động bằng xem xét mối truyền dẫn từ tỷ giá đến các chỉ số giá như giá xuất nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng như các nghiên cứu cùng thời.
Để cải tiến hơn trong nghiên cứu này cũng như xây dựng nên một bức tranh lạm phát toàn cảnh hơn theo gốc nhìn truyền dẫn, tác giả nhận thấy cần mở rộng nghiên cứu theo các hướng sau:
1. Xem xét thêm nhiều biến khác như yếu tố mang tính tâm lý như độ kỳ vọng lạm phát, yếu tố cung tiền, lãi suất, nợ quốc gia, dòng vốn FDI….để xây dựng và thiết kê mô hình nghiên cứu lạm phát tốt hơn.
2. Theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình kinh tế thế giới hiện nay cũng như mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế trong nước nhằm ghi nhận và phản ánh đúng về
mức truyền dẫn tỷ giá trước bối cảnh tình trạng giảm giá liên tuc của đồng VND. 3. Nghiên cứu về mức độ sai lệch của định giá tỷ giá thực đến tình trạng cán cân
thương mại, dòng chảy vốn, cấu trúc và mức độ sản xuất của hàng hóa.
4. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và lạm phát để đánh giá tình trạng mức độ hội nhập kinh tế Việt nam theo cơ chế thị trường.
3.9 Kết luận
Một số kết quả nghiên cứu quan trọng trong bài viết này chúng ta có thể ghi nhận lại với các nội dung tóm tắt chính như sau:
Thứ nhất, đối với sự tác động của sự sụt giảm tỷ giá hối đoái, chúng tôi thấy rằng các hệ số truyền dẫn có xu hướng giảm theo theo khoảng thời gian nghiên cứu, hệ số
truyền dẫn của quý tư thấp hơn so với hệ số của truyền dẫn quý một và mức truyền dẫn tỷ
giá đạt giá trị tối đa ở quí đầu tiên. Đồng thời chúng ta nhận thấy giá trị của các hệ số
truyền dẩn rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do sự phát giá đồng nội tệ liên tục, cũng như tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của Việt nam trong thời gian qua . Điều này cho thấy rằng khi độ biến động về tỷ giá cao, và sự phụ
thuộc vào hóa nhập khẩu nhỉều sẽ làm cho mức truyển dẫn tỷ giá vào lạm phát tăng cao. Phát hiện này hoàn toàn phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó.
Thứ hai, liên quan đến các yếu tố quyết định của sự truyền dẫn đến lạm phát, bài viết này thấy rằng sự định giá quá cao tỷ giá hối đoái thực, độ lệch GDP và độ mở cửa thương mại ảnh hưởng đến lạm phát ở mức độ khác nhau. Các yếu tốảnh hưởng nhiều nhất đến lạm phát là sự định giá quá cao tỷ giá hối đoái thực và độ lệch GDP. Sự định giá quá cao tỷ giá hối đoái thực có tác động rất mạnh đối với hệ số truyền dẫn tại Việt nam trong giai đoạn nghiên cứu. Sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực giảm khi thời gian nghiên cứu tăng. Ngược lại, sự ảnh hưởng của tỷ độ lệch GDP có xu hướng tăng theo thời gian. Trong khi đó, độ mở thị trường cũng có ảnh hưởng gia tăng với lạm phát mặc dù sự tác động không lớn.
Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng kỳ vọng về mối quan hệ giữa lạm phát và độ mở
không giống như ban đầu, nghĩa là lạm phát tăng lên khi độ mở thương mại của Việt nam tăng. Kết quả này có thể được diễn dài bằng cơ chế chính sách tỷ giá cố định được áp dụng trong quá khứ hay nhu cầu bên ngoài hiện tại của Việt nam tương đối cao. Đối với giá dầu, vai trò ảnh hưởng của nó là không đáng kể lên lạm phát. Điểu này có thể giải thích rằng phương thức quản lý giá dầu của Việt nam vẫn chưa theo cơ chế thị trường, Chinh phủ vẫn chi phối mạnh mẽ lên công tác điều hành kinh tế thông qua ban hành các chính sách hành chính như xây dựng quỹ bình ổn để nhà nước có thể bù lỗ cho doanh nghiệp và người dân khỏi những đợt giá dầu tăng đột biến nhằm tránh những xáo động và thiệt hại đáng có cho nền kinh tế cũng như giữ cho đời sống xã hội ổn định.
Thứ ba, chúng ta thấy rằng vai trò tác động của mức định giá cao tỷ giá thực và độ
lệch sản lượng đến hệ số truyền dẫn là rất đáng kể. Đặc biệt là yếu tốđộ lệch sản lượng có mức ảnh hưởng tăng dần theo thời gian và chiếm tỷ trọng tác động rất cao so với các biến khác, còn yếu tố định giá cao tỷ giá thực chỉ phát huy ý nghĩa trong quý hai. Trong khi đó, vai trò của biến độ mở cửa thương mại cũng như giá dầu có sức ảnh hưởng không nhiều đến hệ số truyền dần.
Thứ tư, hệ số truyền dẫn tỷ giá của Việt nam là rất cao, điều này cho thấy nguy cơ
lâm vào cuộc khủng hoảng là rất lớn vì rủi ro vòng xoáy lạm phát-giảm tỷ giá có khả
năng xuất hiện trong tương lai gần khi mà tình trạng phá giá diễn ra liên tục và mức lạm phát đang cao như thời gian hiện nay. Cuối cùng, kết quả của bài viết là vững chắc nếu lấy mẫu đa dạng và sử dụng như dữ liệu không chồng chéo.