Chênh lệch tỷ giá thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 31)

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ

2.3.1.2 chênh lệch tỷ giá thực.

Tỷ giá thực (RER) được xác định bằng tỷ lệ mà số lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất trong nước được đổi lấy số lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ở nước khác. Tuy nhiên tầm quan trọng của RER được bắt nguồn từ sựổn định của nó hay hàm ý là độ biến

động của RER thấp và độ biến động thích hợp, nghĩa là RER được định giá đúng theo thị

trường và cũng là nhân tố quan trọng đo lường trong lĩnh vực thương mại và trong nền kinh tế có qui mô lớn. Đặc biệt, độ lớn của RER thực và độ lớn của RER cân bằng có liên quan đến nhau và cùng cho thấy sự ảnh hường đáng kể không những đến thương mại, dòng chảy vốn và cán cân thanh toán mà còn đến cấu trúc và mức độ sản xuất của hàng hóa và dịch vụ thương mại ( Edward, 1994). Khi ban hành chính sách nên xem xét tỷ lệ

RER phù hợp với RER cân bằng, cũng như tỷ lệ RER nào sẽ phù hợp với nền kinh tế định hướng xuất khẩu và có độ mở thương mại nhiều hơn trong tương lai.

Để xác định mức chênh lệch (misaligment) của RER ta phải tính RER cân bằng (equilibrium) dựa trên RER thực (actual), tuy nhiên việc xác định này cần phải xem xét các nhân tốảnh hưởng đến độ chênh lệch RER như điều khoản thương mại, chi tiêu của chính phủ, yếu tố năng suất, dòng chảy vốn, và những yếu tố khác. Công thức bên dưới sẽ giúp chúng ta tính độ lệch RER.

Hình 2.8 : Biến động RER Misalignment của Việt nam, 1999-2011

(Nguồn: IMF)

Hình 2.8 cho thấy độ chênh lệch REER của Việt Nam nằm trong khoản dao động với biên độ (+/-) 10%. Kết quả tính toán độ sai lệch của tỷ giá thực đã khẳng định một thực tế là đồng tiền của Việt Nam đã liên tục bị định giá cao trong giai đoạn 2000-2002 và tiếp tục xu hướng đó trong 2008-2009 với mức độ còn nghiêm trọng hơn trước. Nằm giữa hai giai đoạn này là giai đoạn mà đồng tiền bị định giá thấp nhưng không ổn định trước khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra.

Kết quả này đã cho thấy có rất nhiều vấn đề trong cách mà Chính phủ và Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tỷ giá. Chẳng hạn, nhiều người cũng muốn biết có phải sự sai lệch về tỷ giá này là kết quả của các hành động có chủ ý nhằm một mục đích chính sách nào đó hay không và các cơ quan chức năng có nhận biết được sự sai lệch về

tỷ giá và có biện pháp nào để giảm bớt sự sai lệch này không? Ảnh hưởng của sự sai lệch tỷ giá đối với một số chỉ số kinh tế là như thế nào? Trả lời được các câu hỏi này sẽ giúp cho việc điều hành nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn trong tương lai.

2.3.2 Độ mở cửa thương mại. 2.3.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)