Lêch sản lượng ( Output gap)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 37)

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ

2.3.3.1 lêch sản lượng ( Output gap)

Mức chênh lệch sản lượng được xác định bằng cách lấy GDP thực trừ đi GDP tiềm năng, nếu kết quả chênh lệch này là dương thì nền kinh tế phát triển nóng, nghĩa là mọi nguồn lực trong nền kinh tếđược vận dụng một cách tối đa. Trái lại, khi chênh lệch GDP là âm, tức GDP tiềm năng lớn hơn GDP thực khi ấy nền kinh tếđang vận hành một cách kém hiệu quả. Trong ngắn hạn thì GDP thực có thể cao hơn hoặc thấp hơn GDP tiềm năng nhưng trong dài hạn thì nền kinh tế không thể trệch quá nhiều hoặc quá lâu khỏi quĩ đạo này. Tuy nhiên, khi tính toán GDP tiềm năng để đạt được một con số chính xác là điều không thể, bởi vì không thể có quá nhiều yếu tố phi kinh tế và kinh tế góp phần tạo ra nó và GDP tiềm năng thay đổi liên tục vì các tác động bên ngoài và bản thân các yếu tố nội tại cũng thay đổi theo thời gian.

Bằng cách sử dụng bộ lộc HPF chúng ta tính được GDP tiềm năng và độ lệch GDP như hình 2.13 bên dưới.

Hình 2.13 : GDP thực và GDP tiềm năng của Việt nam, 1999-2011

Hình 2.14 : Độ lệch GDP của Việt nam, 1999-2011

(Nguồn IMF)

Hình 2.14 cho thấy biên độ dao động của độ lệch sản lượng nằm trong khoảng (+/ 20%) nên mức chênh lệch GDP của Việt Nam là rất cao, thường có khuynh hướng phát triền quá nóng/nguội vào giai đoạn những tháng cuối năm và đầu năm , trong khi các tháng trong năm thì có mức dao động tương đối ổn định hơn. Điểu này chứng minh rằng yếu tố mùa vụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt nam. Nắm rõ chu kỳ hoạt động của nền kinh tế các nhà hoạch định chính sách, cũng như các doanh nghiệp có thể dựđoán và lập kế hoạch phù hợp đểđạt được mục tiêu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)