Phương pháp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 46)

PHẦN III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.1 Phương pháp nghiên cứu.

Bài nghiên cứu này ước tính sự truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá sang lạm phát theo dữ liệu hàng quý từ năm 1999 đến 2011 tại Việt Nam trong đó số quan sát hợp lệ là 52. Giai đoạn nghiên cứu này diễn ra trong thời kỳ nền kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn khủng hoàng và có nhiều biến động khó lường ( từ năm 2008- 2011).

Các nhân tố sau đây được xem là những yếu tố tiềm năng tác động đến sự truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá hối đoái sang lạm phát. Đầu tiên, độ lệch sản lượng được đưa vào sử dụng để lý giải cho quan điểm với doanh số ngày càng tăng, các công ty dễ dàng chuyển phần tăng trong chi phí vào giá thành sản phẩm. Ngược lại, sự sụt giảm trong tỷ

giá hối đoái đôi khi không dẫn đến sự tăng giá mạnh bởi vì nền kinh tế đang trong giai

đoạn khủng hoảng và các công ty không thể điều chỉnh giá tương ứng với việc chi phí tăng.

Thứ hai, chúng tôi xác định tỷ giá hối đoái thực (RER) là nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến sự truyền dẫn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc định giá cao RER là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự mất giá trong tương lai (Goldfain anh Valdes, 1999). Nhưng sự mất giá này không nhất thiết sẽ gây ra lạm phát cao. Nếu chúng đơn giản chỉ là khôi phục lại tỷ giá hối đoái thực về tình trạng ổn định. Trong trường hợp này, việc định giá cao sẽđược chỉnh sửa bằng việc giảm giá các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch tương ứng và tổng thể thì sự giảm giá này không tạo ra sự gia tăng về giá. Mặt khác, sự giảm giá không xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh sẽ gây ra lạm phát hoặc gây ra sựđịnh giá cao tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong tương lai ( đó là việc điều chỉnh sụt giảm tỷ giá danh nghĩa sẽ gây ra tỷ lệ lạm phát cao hơn (Goldfain and Gupta, 1998)). Hiệu ứng này cũng đã được Borensztein và De Gregorio (1999) ghi nhận.

Thứ ba, mức độ mở cửa của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến hệ số truyền dẫn. Các lý thuyết trước giờđã tập trung vào ảnh hưởng trực tiếp của độ mở cửa đến lạm phát và theo lý thuyết này, lạm phát và mức độ mở cửa có tương quan trái chiều. Độ mở cửa có tác động nghịch biến lên lạm phát. Trong một nền kinh tế mở với kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thì sự sụt giảm tỷ giá hối đoái sẽ tác động lớn đến giá cả.

Thứ tư, cú sốc giá dầu thế giới cũng được xem là nhân tố tác động đến hệ số

truyền dẫn. Các lập luận về lý thuyết, cũng như thực tế nghiên cứu cho ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên các chỉ số giá, chỉ số lạm phát. Có nhiều quan điểm đã

ủng hộ cho mối quan hệ đồng biến giữa giá dầu và lạm phát, tuy nhiên nếu xem xét rõ hơn về đối tượng cung ứng xăng dầu thì mối quan hệ này có thể thay đổi theo hướng ngược lại.

Hệ số truyền dẫn được định nghĩa là mối quan hệ giữa lạm phát tích lũy trong t giai đoạn và sự giảm giá của tỷ giá hối đoái cũng được tích lũy trong t giai đoạn , cho phép lạm phát sẽ trễ một quý so với sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Hệ số truyền dẫn lớn hơn hoặc bằng một cho thấy sự truyền dẫn toàn bộ từ sự giảm tỷ giá qua lạm phát, thệ

số truyền dẫn bằng không có nghĩa là giá cả của nền kinh tế không co giãn đối với sự

thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hệ số truyền dẫn nằm trong khoảng từ không

đến một, tức là sự truyền dẫn một phần từ sự sụt giảm tỷ giá đến lạm phát.

Các số liệu lạm phát được xây dựng theo dữ liệu hàng quý về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được điều chỉnh theo mùa từ cơ sở dữ liệu. Sự sụt giảm tỷ giá hối đoái là sự thay

đổi trong chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực (là tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo tỷ

trọng thương mại của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ). Lạm phát tích lũy là chênh lệch giữa chỉ số CPI tại thời điểm t+1 và t. Độ mở cửa kinh tế được tính bằng phần trăm của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP từ cơ sở dữ liệu IFS của IMF. Một loạt dữ liệu về tỷ giá thực đa phương (RER) hàng quý cũng được sử dụng trong ước tính hồi quy (tỷ

giá thực tăng lên nghĩa là đồng nội tệ tăng giá). Độ lệch RER được tính bằng phần trăm chênh lệch giữa RER thực tế và bộ lọc Hodrick – Prescott của RER. Dữ liệu được lấy từ

Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của tổ chức tiền tệ thế giới IMF. Và chỉ số GDP được sử

dụng ởđây là chỉ số GDP hàng quý.

Sử dụng bộ lọc Hodrick – Prescott, bài nghiên cứu tính toán tỷ lệ % độ lệch GDP thực so với GDP ước tính. Chênh lệch dương cho thấy quốc gia đó phát triển nhanh hơn mức dự báo và ngược lại. Các trình tự tương tự cũng được áp dụng cho tỷ giá hối đoái thực. Do đó, tỷ giá hối đoái cân bằng được đại diện bởi mức GDP dự báo thay vì giảđịnh một tỷ giá hối đoái cân bằng ngang giá sức mua (xem Goldfain và Valdes, 1999). Biến,

độ mở thị trường được đo lườnng ở thời điểm t.

Trong bảng 3.1, sự chênh lệch giữa các số trung bình và số trung vị là tương đối thấp, phản ánh một thực tế rằng việc phân bổ lạm phát và sụt giảm tỷ giá của Việt nam trong khoảng thời gian nghiên cứu có liên quan đến những giai đoạn lạm phát không cao lắm. Độ lệch GDP trung bình và trung vị là rất nhỏ cũng nhưđộ lệch tỷ giá hối đoái thực.

Bảng 3.1 : Thống kê mô tả.

Inflation NEER Misalignment RER OIL Open Output gap Mean 1.401123 1.256945 -0.000433 4.667806 3.248555 0.001215 Median 1.222314 1.205265 0.005213 4.297901 2.741862 0.021644 Observations 52 52 52 52 52 52

(Nguồn : GSO, IMF, và tính toán của tác giả)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)