Kiến nghị về chính sách bình ổn lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 62)

B ảng 3.5: Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi.

3.7.2Kiến nghị về chính sách bình ổn lạm phát

Kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách đối của Chính phủ Việt nam trong thời gian này. Xây dựng một chính sách kiểm soát lạm phát hiệu quả là điều thiết yếu, cần phải làm của các nhà hoạch

định chính sách. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các chuyên gia, các nhà học thuật đã bổ sung những bằng chứng quý giá góp phần hoàn thiện đường lối chính sách trong công cuộc chống lạm phát. Đứng ở gốc độ nghiên cứu của mình tác giả xin có những khuyến nghị như sau :

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mức định giá cao tỷ giá thực, độ lệch GDP,

độ mở cửa thương mại là những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng chính giải thích cho sự gia tăng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt là vai trò định giá cao tỷ

giá thực và độ lệch GDP trong việc kiểm soát lạm phát.

Do vậy để thực hiện mục tiêu kiềm hãm sự phát triển và đưa lạm phát về tình trạng ổn định thì các nhà hoạch định chính sách phải ý thức được vai trò quan trọng của việc định giá cao tỷ giá thực, độ lệch GDP, xem xét mức độ tác động, cũng như các giải pháp kích thích hay kiềm chế mức độ ảnh hưởng của nó đến lạm phát. Để thực tế hóa vấn đề này, các nhà quản lý kinh tế phải giải đáp được các những nghi vấn sau đây 1. Mức độ định giá tỷ giá thực hiện tại là cao hay thấp ? 2.Tác động của nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa, tình trạng cán cân thương mại, dòng chảy vốn..của

Việt nam đến đâu ? 3. Mức độ phá giá đồng tiền đã phù hợp với thực tếđồng tiên bịđịnh giá cao hay chưa ? 4. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ảnh hưởng đến lạm phát thế

nào ? 5. Mức chênh lệch giữa GDP thực và GDP tiềm năng ra sao ? và ảnh hưởng của nó

đến lạm phát như thế nào khi nền kinh tế phát triển quá nóng ? 6. Độ mở cửa thương mại hay tốc độ hội nhập kinh tế Việt nam đang ở đâu ? và mức ảnh hưởng của nó ra sao đối với lạm phát khi nền kinh tế của Việt nam đang có mức mở cửa khá cao ?

Theo kết quả phân tích cho thấy độ lệch sản lượng và độ mở cửa thương mại ảnh hưởng đến lạm phát tăng dần theo thời gian. Vì thế, khi hoạch định chính sách phát triển kinh tế các nhà tạo lập chính sách cần phải cẩn trọng khi đưa ra các mục tiêu tăng trưởng ? Nghĩa là khi nền kinh tế có lạm phát cao như thời gian hiện tại nếu muốn kiểm soát lạm phát không nên đặt chỉ tiêu tăng trưởng cao. Hoặc với mức hội nhập kinh tế cao như Việt nam hiện nay có làm suy giảm tình trạng lạm phát hay không? Khi kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng giữa độ mở cửa thương mại và lạm phát có mối quan hệ đồng biến. Tuy nhiên các nghiên cứu khác cho rằng mối quan hệ giữa mức độ hội nhập và lạm phát có thể là đồng biến hay nghịch biến tùy vào các nhân tốảnh hưởng và chính sách tỷ

giá hiện tại mà các quốc gia đang theo đuổi.

Một chính sách kiểm soát lạm phát hiệu quả phải được xây dựng dựa trên tình trạng định giá của tỷ giá thực, độ lệch GDP, mức độ mở của nền kinh tế ? Đây là bài toán không dễ , đòi hỏi các nhà hoạch định phải nắm bắt đuợc tình hình, hiểu rõ bản chất tác

động của từng nhân tố, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, định hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, không quá áp đặt các mục tiêu hành chính lên các chính sách quản lý kinh tế.Tuy nhiên theo tác giả nên lựa cho thêm một số chỉ tiêu phân tích thích hợp khác như yếu tố lãi suất, cung tiền, hiệu quảđầu tư công, tình trạng tham nhũng hiện tai… đểđưa thêm vào bài toán hạ nhiệt và giữổn định lạm phát.

Hơn thế nữa cần tham khảo các mô hình kiểm soát lạm phát hiệu quả từ các nước trên thế giới như các nghiên cứu về chính sách lạm phát mục tiêu, đã được thực hiện và áp dụng thành công tại một số quốc gia đó nhằm duy trì lạm phát và nền kinh tế vĩ mô ổn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 62)