Mối quan hệ giữa GDP và lạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 38)

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ

2.3.3.2 Mối quan hệ giữa GDP và lạm phát.

Khi nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, mọi nguồn lực trong nền kinh tếđược sử dụng một cách triệt để nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tối ưu hóa các giá trị gia tăng, vì thế nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu, nhân lực theo đà đó sẽ gia tăng đáng kể. Mặc khác, các công ty sẽ dễ dàng chuyển phần chi phí vào giá thành sản phẩm nhằm mục đích tối đa hóa doanh thu…. Tất cả các chất xúc tác trên sẽ khởi nguồn cho giá cả

Trái lại, khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng, các công ty khó có thể điều chỉnh giá tăng theo chi phí do đó giá cả có xu hướng giảm so với thực tế.

Hình 2.15 : Tốc độ tăng trường GDP và CPI của Việt nam, 1999-2011

(Nguồn: GSO, IMF)

Đứng ở khía cạnh lý thuyết phân tích và thực tế nghiên cứu giữa độ lệch sản lượng và lạm phát được cho là có mối quan hệđồng biến. Theo hình 2.15, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy là trong giai đoạn 2000-2007, 2009-2010 khi tốc độ GDP tăng lên thì mức lạm phát của nền kinh tế cũng tăng theo. Đồng thời khi trong giai đoạn 2008-2009 khi tăng trưởng GDP giảm thì lạm phát cũng theo đà tuột dốc. Tuy nhiên, theo mô hình nghiên cứu này thì mối quan hệ này sẽ diễn biến thế nào? Kết quả thực nghiêm ở phần tiếp theo sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng.

2.3.4 Giá dầu.

Giá dầu được xem như là cú sốc cung có ảnh hưởng rất ít nhiều đến tình trạng lạm phát. Theo lập luận này thì giá dầu tăng sẽ làm cho giá cả của các hàng hóa của các quốc nhập khẩu sẽ gia tăng nên có thể xem giá dầu thế giới là nguyên nhân đẩy cao mức độ

lạm phát . Tuy nhiên, xét ở khía cạnh ngược lại, đối với các quốc gia xuất khẩu dầu khi giá dầu gia tăng sẽ làm tình trạng hàng hóa trong nước không bị biến động, đồng thời làm

cho nguồn thu trong nước tăng lên và nếu xét về ngang giá sức mua thì một thùng dầu bây giờ tại các quốc gia xuất khẩu dầu có thể đổi được nhiều hàng hóa hơn so với trước

đó. Do vậy, mặt bằng chung giá cả của các quốc gia xuất khẩu dầu có thể không tăng hoặc có xu hướng giảm nên lạm phát sẽ có thể giữổn định hay sụt giảm đôi chút.

Hình 2.16 : Giá dầu thế giới và CPI của Việt nam, 1999-2011

(Nguồn: GSO, OPEC)

Nhìn vào diễn biến giá dầu thế giới và tình trạng lạm phát tại Việt trong giai đoạn 1999-2011 như hình 2.16 chúng ta thấy rằng trong khoảng thời 1999- 2006 giá dầu có xu hướng gia tăng rõ rệt, trong khi đó chỉ số giá CPI có lúc tăng lúc giảm. Điều này chứng tỏ giữa giá dầu và lạm phát có mối quan hệ đồng biến và nghịch biến trong các thời điểm khác nhau, nghĩa là khi giá dầu tăng lạm phát sẽ tăng hoặc sẽ giảm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2011 mối quan hệ đồng thuận giữa lạm phát và giá dầu đã xảy ra, và trong giai đoạn 2006-2008, 2009-2011 giá dầu tăng sẽ làm tỷ lệ lạm phát tăng theo. Mặt khác, trong thời kỳ 2008-2009 lạm phát giảm khi giá dầu giảm.

Ngoài ra, chúng ta cần xem xét thêm một số các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát như:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)