Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 48)

PHẦN III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.2 Mô hình nghiên cứu

Trong phần này, chúng ta tính toán một cách trực tiếp hệ số truyền dẫn nhằm làm rõ tác động của sụt giảm tỷ giá hối đoái lên lạm phát và quan sát những hành vi của nó qua các khung thời gian tại Việt nam cũng như trạng thái phát triển của chúng. Mô hình sử dụng trong nghiên cứu này được tham khảo từ mô hình nghiên cứu của tác giả

Goldfajn & Werlang, có xem xét đến yếu tố phù hợp của bối cảnh kinh tế Việt Nam. Theo mô hình bên dưới thì mức độ lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sự

sụt giảm tỷ giá hổi đoái, độ chênh lệch tỷ giá thực với tỷ giá thực cân bằng, độ lệch sản lượng ( cú sốc cầu ) , giá dầu ( cú sốc cung) và độ mở cửa thương mại, cuối cùng là độ trễ

của các biến độc lập.

Công thức dưới đây, chỉ bao gồm những tác động riêng biệt của các biến độc lập lên lạm phát tích lũy, được sử dụng để tính hệ số truyền dẫn:

Inflationt = αα + α1 Neer (-t) + α2 RER Misalignment (-t) + α3 GDP Devitaton (-t) + α4 Oil(- t)+ α5 Open(- t) + u (1)

Trong đó:

Neer: Tỷ gá danh nghĩa đa phương tượng trưng cho sự sụt giảm tỷ giá hối đoái. RER Misalignment: Độ lệch tỷ giá thực tượng trưng cho định giá cao tỷ giá thực. GDP Devitaton: Độ lệch sản lượng là mức chênh lệch GDP thực và GDP tiềm

năng.

Oil : Giá dầu tượng trương cho cú sốc cung. Open : Độ mở cửa thương mại.

Và t là thời gian (tính theo quý ).

Tỷ lệ lạm phát và sụt giảm tỷ giá hối đoái danh nghĩa được tích lũy trong một khoảng thời gian và những biến kiểm soát khác nhưđộ lệch tỷ giá hối đoái thực, giá dầu, mức chênh lệch sản lượng và độ mở cửa kinh tếđược đưa vào ở thời điểm -t.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)