PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ
2.3.8 Kỳ vọng lạm phát.
Theo nghiên cứu “Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới”, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành cho biết lạm phát ở Việt Nam có những nét “đặc thù”, đó là kỳ vọng lạm phát của người dân rất cao, người dân Việt Nam có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai. Đây là hai yếu tốđồng chi phối tới mức lạm phát hiện tại. Điều này hàm ý rằng uy tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trò to lớn trong việc tác
Do vậy, Chính phủ phải kiên nhẫn trong quá trình chống lạm phát, phải nỗ lực duy trì môi trường lạm phát thấp nhằm lấy lại niềm tin của công chúng, để công chúng cho rằng Chính phủđang cam kết chống lạm phát một cách nghiêm túc và đó cũng là cam kết xây dựng một môi trường vĩ mô ổn định.
Sự kết hợp giữa ký ức dai dẳng về lạm phát trong quá khứ và sự nhạy cảm về kỳ
vọng lạm phát trong tương lai trong việc quyết định mức lạm phát ở hiện tại giải thích một thực tếở Việt Nam là sẽ rất khó kiềm chế lạm phát khi lạm phát đã bắt đầu cao. Nói cách khác, lạm phát rất nhạy cảm với các điều kiện có khả năng tác động đến kỳ vọng của công chúng. Do đó, trạng thái lạm phát thấp thực tế là một cân bằng không bền và rất dễ bị phá vỡ, trong khi tình trạng lạm phát cao có khuynh hướng tự tái tạo đối với trường hợp của Việt Nam.