PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ
2.3.1.1 Biến động NEER & REER
Để nhận định được mức độ lên giá của đồng tiền Việt Nam, chúng ta ước tính tỷ
giá danh nghĩa đa phương (NEER) và tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) của đồng VND. Giỏ tiền tệ được lựa lựa chọn ở đây là 20 đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, chiếm trung bình trên 83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ giá thực của từng đồng tiền được tính với đồng Việt Nam sau đó quy về một năm gốc (năm 1999). Tỷ giá hối đoái thực đa phương là bình quân gia quyền với tỷ trọng là tỷ trọng thương mại của từng nước có đồng tiền tương ứng với Việt Nam. Theo cách tính này thì đến nay đồng tiền Việt Nam đã lên giá thực tế 17% so với đồng tiền của 20
đối tác thương mại chính của Việt Nam so với năm 1999. Công thức được sử dụng để tính NEER và REER như sau:
• Trong đó:
ejt là tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền nước j so với VND tại năm t và được tính theo chỉ số. Lưu ý là tỷ giá ởđây cũng được tính là số VND cần để đổi lấy 1 đơn vị tiền tệ nước j.
Pt là chỉ số giá hàng hóa trong nước. Pjt là chỉ số giá hàng hóa ở nước j.
wjt là tỷ trọng của đồng tiền nước j tại thời điểm t, tương ứng với tỷ trọng thương mại của nước j trong tổng kimngạch thương mại của Việt Nam với các nước được chọn.
n là số lượng các đối tác thương mại chính của Việt Nam. t là thời gian theo năm.
Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bịđịnh giá thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 đồng nội tệđang định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ”.
Hình 2.7 : Biến động NEER & REER của Việt nam, 1999-2011
(Nguồn IMF)
Hình 2.7 cho thấy xu hướng đi lên của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giai đoạn 2000- 2003 về cơ bản là đúng theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Do cả NEER và REER đều tăng, tức VND đã bị mất giá nên làm cho hàng hóa Việt Nam hấp dẫn hơn so với hàng hóa của các nước khác. Rõ ràng chếđộ tỷ giá này đã có tác dụng góp phần kích thích sản xuất trong nước nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến cuối năm 2011 do tốc độ lạm phát thường xuyên tăng cao hơn rất nhiều so với tốc độ mất giá danh nghĩa của VND, tỉ giá chính thức đã dần rời xa tỉ giá thực, đồng Việt Nam lên giá thực tế khá mạnh khiến cho hàng hóa Việt Nam kém hấp dẫn hơn về giá so với hàng hóa của các nước khác. Vì vậy, việc nhập siêu lớn trong những năm gần đây là một minh chứng thuyết phục cho những tác động của đồng VND lên giá.
Mối quan hệ giữa định giá tỷ giá thực và lạm phát.
Các lý thuyết từ trước đến nay vẫn cho rằng giữa lạm phát và tỷ giá thực có mối quan hệ nghịch biến nghĩa là khi tỷ giá thực được định giá cao thì lạm phát sẽ giảm và khi tỷ giá thực được đính giá thấp thì lạm phát tăng . Khi tỷ giá được định giá cao thì hàng hóa trong nước có giá cao hơn hàng hóa ở các quốc gia khác nên có xu hướng sẽ
do đó làm cho tình hình lạm phát thấp hơn. Và ngược lại, khi tỷ giá được định giá thấp sẽ
làm cho tình hình giá cả của hàng hóa trong nước tăng lên.