Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường TMĐT chịu sự quản lí của pháp luật liên quan đến các qui định về luật giao dịch điện tử, luật thương mại, hoặc các văn bản pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, hải quan, đấu thầu, mua sắm trực tuyến, những điều luật qui định về sự an toàn và bảo mât mạng…
Đối với mỗi quốc gia, kinh doanh trực tuyến chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lí được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý của các giá trị giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin website, bí mật đời tư, và bảo vệ pháp lí đối với mạng thông tin chống tôi phạm xâm nhập), và các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ kí điện tử…Ngoài ra còn yêu cầu doanh nghiệp TMĐT phải có một hệ thống mã hóa thống nhất các dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, cùng với một hệ thống thuế thích hợp để xử lý dữ liệu và các dịch vụ mua bán qua mạng. Khi có sự giao dịch mua bán vượt biên giới quốc gia đòi hỏi cần có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác biệt giữa các quốc gia.
Xây dựng môi trường pháp lý chắc chắn giúp cho doanh nghiệp TMĐT trao đổi tin tức về hàng hóa sản phẩm chính xác tới người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối nếu như không xây dựng các điều khoản trong việc kí kết hàng hóa và chuyển giao cho khách hàng chính xác và thực tế nhất. Các điều khoản này cũng cần hỗ trợ trong việc trao đổi hàng hóa, tiền bạc một cách hiệu quả việc kí kết hợp đồng với các ngân hàng trong giao dịch.
Việc xây dựng mô hình cửa hàng trực tuyến với các trang website thân thiện và bắt mắt để tạo thiện cảm với khách hàng trong giao dịch cũng là điều cần thiết để tạo ấn tượng ban đầu. Việc điều phối hàng hóa cũng sẽ trở nên khó khăn, nếu ko có sự hỗ trợ của pháp lý về thông tin, giá cả, hình ảnh…