SAO PHƯƠNG NAM
3.3 MỤC TIÊU HOÀN THIỆN HTKPP
Việt Nam hiện nay đang trên đà chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành tựu phát triển khá nhanh về kinh tế sau khi tham gia hàng loạt các tổ chức thế giới, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo ra một số những thách thức to lớn với các doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà nước phải đẩy nhanh công cuộc cải cách doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới và hoạt động theo tính tiếp cận các mô hình chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã chứng tỏ tính hữu hiệu. Trong những năm qua, thực tế cho thấy nước ta và các nước khách trong khu vực, nếu các doanh nghiệp chỉ tập trung giải quyết các vấn đề về tiềm lực tài chính, sản xuất về công nghệ, về thị trường đầu vào là chưa đủ mà cần thiết đặc biệt quan trọng phải tổ chức hợp lý và phát huy tối đa các nghiệp vụ marketing
của nó mới cho phép các doanh nghiệp đạt tới mục tiêu tổng thể kinh doanh. Điều này càng trở nên cấp thiết và điển hình ở lĩnh vực bán hàng. Do ảnh hưởng và tác động về mặt hàng của nhu cầu tiêu dùng, cạnh tranh thị trường, những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư và hoạt động kinh doanh.
Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì thường trải qua bốn giai đoạn: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Trong đó, phân phối là giai đoạn không thể thiếu được của quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa đến khách hàng. Các doanh nghiệp cần coi trọng công việc tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm với mục đích tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho khách hàng, đồng thời xây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng và doanh nghiệp mình. Vì vậy, hoàn hiện hệ thống phân phối một cách hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.