Giải pháp về phát triển khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 98)

Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mang tính chất thường xuyên lâu dài. Khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc vào chữ tín của ngân hàng đối với khách hàng. Để xây dựng chính sách khách hàng cần quan tâm các mặt sau:

 Các phòng nghiệp vụ phải có biện pháp cải tiến quy trình nghiệp vụ để đảm

bảo thực hiện khẩu hiệu “nhanh chóng, an toàn, chính xác, hiệu quả cao”. Cần xác định, phân loại khách hàng chủ yếu của mình để bố trí cán bộ cho phù hợp, nhất là những khách hàng có số dư tài khoản tiền gửi lớn cần có chế độ ưu tiên thỏa đáng.

Hiện nay, MSB đã có sản phẩm M1-account dành cho khách hàng cá nhân và sản phẩm M-business gold dành cho khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng được miễn hoàn toàn phí giao dịch nếu đảm bảo luôn duy trì số dư theo quy định. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh của 2 sản phẩm này. Đồng thời cần tiếp tục củng cố, mở rộng mối quan hệ với khách hàng.

 Thứ hai, hàng năm MSB nên tổ chức hội nghị khách hàng tiềm năng để lắng

nghe tâm tư nguyện vọng của khách hàng và nắm được thực lực tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những cải tiến phù hợp. Tổ chức định kỳ hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tự đánh giá, khẳng định vị trí của mình trong lòng mỗi khách hàng.

 Liên kết với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức đề triển khai phương thức

bán chéo sản phẩm. Khách hàng mà MSB cần liên kết gồm các cửa hàng bán hàng hóa, siêu thị, trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch, công ty bưu chính viễn thông, trường học…Trong đó, MSB và khách hàng ký hợp đồng bán chéo sản phẩm của MSB trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Cụ thể, thông qua khách hàng để thuyết phục người mua hàng của họ sử dụng dịch vụ thẻ ATM của MSB, sử dụng phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán qua POS. Để khuyến khích người mua hàng sử dụng phương thức thanh toán qua POS, MSB cần phối hợp với khách hàng áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn như giảm giá bán hàng hóa nếu khách hàng thanh toán qua POS…Khi áp dụng chính sách bán hàng này, MSB cần hỗ trợ bù đắp lại chi phí do giảm giá bán hàng hóa.

 Bên cạnh việc bù đắp chi phí bán hàng cho khách hàng, MSB cần thực hiện

chính sách giảm hoặc miễn phí nộp tiền khi người tiêu dùng chuyển tiền cho khách hàng (nhà cung cấp mà MSB có ký hợp đồng liên kết). Hoặc MSB ưu tiên sử dụng sản phẩm của các nhà cung cấp làm quà tặng khuyến mãi cho khách hàng có giao dịch tại MSB ví dụ như phiếu mua hàng, phiếu xem phim, xem ca nhạc…

 Ngoài ra, MSB cần tiếp tục tiếp thị khách hàng sản phẩm chi hộ lương dành

cho doanh nghiệp. MSB cần giới thiệu tính ưu việt của sản phẩm chi lương đó là thực hiện nhanh, tài khoản nhân viên có tiền sau 30 phút kể từ lúc doanh nghiệp đưa

ủy nhiệm chi cho ngân hàng, tài khoản của nhân viên không phải duy trì số dư tối thiểu, mạng lưới máy ATM có ở tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch thuận tiện cho khách hàng rút lương bằng thẻ ATM. Mức phí chuyển tiền chi hộ lương cạnh tranh, nếu chuyển trong hệ thống MSB thì doanh nghiệp được miễn phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)