Kinh nghiệm gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng 100% vốn nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 34)

nƣớc ngoài tại Việt Nam

Theo thông tin từ website của Tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, không có ngân hàng trong nước nào đoạt giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng TNHH 1 thành viên ANZ (Việt Nam) được Tạp chí này trao giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008 và 2009. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng.

Vậy tại sao các ngân hàng nước ngoài như ANZ lại được công nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất? Kinh nghiệm từ ANZ cho thấy: chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa. Đồng thời, ngân hàng này cũng đã xây dựng được hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công và xem đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ đã phát triển đội ngũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân

hàng cập nhật nhất như: Tài khoản Thông minh, Tài khoản Đắc lợi Trực tuyến cho các khách hàng Việt Nam, tài khoản doanh nghiệp trọn gói dịch vụ. Cùng với việc đầu tư lớn vào quản trị rủi ro, ngân hàng này đã triển khai nhiều quy trình và hệ thống mới. Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng nóng và khủng hoảng tài chính, chất lượng quản trị rủi ro của ANZ Việt Nam được đánh giá tốt theo tiêu chuẩn Australia. ANZ cũng chủ động tăng cường lực lượng bán hàng và đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên. Phân khúc dịch vụ tự phục vụ như internet banking và ATM được mở rộng. Bổ sung thêm máy ATM với nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng đã mở rộng quy mô của ngân hàng một cách đáng kể. Hệ thống quản lý hàng đợi cũng tạo thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả của chi nhánh ngân hàng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm tăng cƣờng huy động vốn của các NHTM Việt Nam

Kinh nghiệm gia tăng nguồn vốn huy động của các ngân hàng rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước. Tuy nhiên có thể rút ra bài học đầu tiên là đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tạo thuận lợi cho khách hàng. Đồng thời cân nhắc chi phí để có thể hoán đổi các kỳ hạn từ giao dịch có kỳ hạn sang giao dịch không kỳ hạn và ngược lại.

Ví dụ kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ở Việt Nam. Tuy mới chỉ thành lập từ năm 1993 (thành lập sau ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam), nhưng đến nay, ACB đã trở thành 1 trong 4 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP. Đến cuối năm 2010, ACB chiếm 6,35% thị phần huy động vốn, 10% thị phần huy động tiết kiệm của toàn hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của ACB, thì đạt được thành tựu này là do ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ, luôn là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn.

Bảng 1.1: Số dư huy động từ khách hàng của ACB qua các năm ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Huy động từ khách hàng 29.395 55.283 75.114 108.992 137.881

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

0% 0% 0% 0% 0%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Nhìn vào bảng số liệu, huy động vốn từ khách hàng của ACB năm 2007 tăng 88,11% so với năm 2006. Năm 2007 là năm ACB nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn (đặc biệt là cho ra đời một loạt các sản phẩm tiết kiệm mới mà chưa có NHTMCP nào có; đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vàng và chứng khoán). Năm 2008, ACB vẫn tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm và tập trung phát triển sản phẩm thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Vì vậy số dư huy động từ khách hàng tiếp tục tăng đáng kể, số lượng khách hàng mới tăng 27,40%, số lượng tài khoản tăng 23,60%. Năm 2009, khi các NHTMCP khác cũng có những sản phẩm tiết kiệm tương tự thì ACB đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại: home banking, phone banking, mobile banking. Doanh số giao dịch online chiếm tới 65% số lượng bút toán giao dịch toàn ngân hàng chứng tỏ khách hàng rất ưa chuộng các dịch vụ hiện đại này. Như vậy, luôn tiên phong trong việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp ngân hàng gia tăng đáng kể nguồn vốn huy động từ khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Bài học thứ hai là các ngân hàng nên có sự phân biệt về phí theo từng đối tượng khách hàng, theo từng số dư, số lần giao dịch. Đối với tiền gửi thanh toán, nếu khách hàng duy trì được số dư trung bình tối thiểu nào đó sẽ được cung cấp miễn phí các dịch vụ đi kèm, và ngược lại, nếu khách hàng không duy trì được số dư tối thiểu trung bình tháng, khách hàng sẽ phải trả mức phí duy trì tài khoản.

Thứ ba, trên cơ sở phân chia khách hàng theo những tiêu chí trên, quan trọng nhất là mức độ giao dịch tài khoản thường xuyên và số dư tiền gửi, để ngân hàng có chính sách cụ thể đối với từng loại khách hàng. Với từng đối tượng khách hàng, ngân hàng nên có chính sách giá cả hợp lý nhằm khuyến khích tăng số dư tiền gửi của khách hàng. Đặc biệt, chính sách gói sản phẩm luôn phải đi liền với chính sách lãi suất và phí dịch vụ. Tổng số dịch vụ của gói sản phẩm dịch vụ sẽ thấp hơn so với việc sử dụng từng sản phẩm đơn lẻ. Với những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, có uy tín, các ngân hàng nên sử dụng gói sản phẩm gồm các sản phẩm hiện đại đi kèm với chính sách lãi suất và phí dịch vụ ưu đãi. Bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống, các ngân hàng tiếp tục triển khai sản phẩm mới dựa trên các kênh phân phối hiện đại như home banking, internet banking để tạo tiện ích trong việc quản trị vốn của những khách hàng này.

Thứ tư, chủ động xây dựng các chiến lược tăng trưởng nguồn vốn huy động trên cơ sở cân nhắc lợi ích và chi phí, xem xét khả năng hiện tại cũng như lợi thế của ngân hàng. Nếu mở rộng nguồn tiết kiệm thì ngân hàng phải không ngừng nâng cấp hệ thống mạng lưới, tăng cường tiện ích đi kèm, cải tiến công nghệ. Trong khi đó, nếu mở rộng nguồn vốn dài hạn thông qua các công cụ nợ đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín, chất lượng tín dụng tốt, chi phí dự trữ thanh khoản cao. Sự kết hợp linh hoạt các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động trong từng giai đoạn phát triển sẽ có khả năng mang lại hiệu quả cao.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả trong huy động vốn, các NHTM cần phải nỗ lực không ngừng trong việc cải cách triệt để về quản trị điều hành lẫn các biện pháp tác nghiệp liên quan đến huy động vốn dựa trên cơ sở công nghệ và kỹ thuật tính toán hiện đại. Song trong điều kiện Việt Nam, người gửi tiền vẫn quan tâm đến sự quen thuộc với ngân hàng khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa giao dịch truyền thống với giao dịch hiện đại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 hệ thống khái quát về NHTM và các nguồn vốn của NHTM, đồng thời đã làm nổi bật được tổng quan các vấn đề lý thuyết về huy động vốn của NHTM. Qua đó thấy được vai trò rất quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với NHTM. Chương 1 cũng đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM, đây là cơ sở lý thuyết quan trọng đánh giá tình hình huy động vốn và đưa ra giải phảp tăng cường huy động vốn trong các chương 2 và chương 3. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày một số bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM ở Việt Nam làm cơ sở tham khảo nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của MSB trong giai đoạn 2012 – 2015.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2011

2.1. Tình hình tài chính tiền tệ Việt Nam ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng 2.1.1. Diễn biến chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian qua

Năm 2009:

Trong năm 2009, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản. Ngay từ đầu năm 2009, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6% - 5% - 3% và 1 lần điều chỉnh giảm từ 2% - 1% với kỳ hạn 12 tháng trở lên. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được giữ nguyên như năm 2008 ở mức 7% đối với tiền gửi dưới 12 tháng và 3% đối với tiền gửi 12 tháng trở lên, để duy trì ổn định lãi suất ngoại tệ. Đối với lãi suất tiền gửi, dự trữ bắt buộc bằng VND, NHNN điều chỉnh giảm từ 8,5% - 3,6% - 1,2%/năm. Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất như trên là để khuyến khich các TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

Năm 2009, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển, tháng 02/2009 NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì ổn định đến hết tháng 11 năm 2009. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm 2 lần từ 9,5%/năm xuống 8%/năm (tháng 2) và xuống 7%/năm (10/4/2009); lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh giảm 2 lần từ 7,5% xuống 6%/năm (tháng 2) và xuống 5%/năm (ngày 10/4/2009). Trong tháng 12/2009, để kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho các TCTD huy động nguồn vốn từ nền kinh tế để mở rộng kinh doanh, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm lên 6%/năm.

Năm 2010:

Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thể hiện cụ thể là:

Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước.

Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10 năm 2010, lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12 năm 2010, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).

Điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực hiện các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ, như kết hối ngoại tệ đối với 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, quy định trần lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế bằng USD 2%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và không khuyến khích. Thị trường ngoại tệ và tỷ giá tương đối ổn định trong hơn 9 tháng đầu năm; từ tháng 10, tỷ giá thị trường tăng phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô.

Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm. Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng; phối hợp với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng. Giá vàng trong nước tăng bám sát giá thế giới, hiện tượng tâm lý đám đông và đầu cơ có xu hướng giảm.

Giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM; ban hành quy định mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của hệ thống TCTD nước ta về tỷ lệ an toàn, cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTMCP, sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, quản trị kinh doanh của NHTM; giãn tiến độ tăng vốn điều lệ của các TCTD theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đến cuối năm 2011; Cơ quan Thanh tra giám sát, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD. Năm 2010, tài sản có của hệ thống TCTD tăng 28%, tỷ lệ an toàn kinh doanh phù hợp với quy định của NHNN, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,5%; tình hình thanh khoản và lãi suất thị trường tiền tệ trong nửa cuối tháng 12 tương đối ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phối hợp giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá, các NHTM sử dụng số vốn dự trữ thanh toán để mua trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển, tăng tỷ lệ vốn hóa thị trường vốn và thanh khoản của thị trường tiền tệ.

Nâng cao tần suất, chất lượng và hiệu quả của công tác truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Năm 2011

Năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín

dụng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng và đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng. Cụ thể:

Các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong cả năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 34)