Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 25)

Phát hành kỳ phiếu (time bill), chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn (certificate of fixed deposit), chứng chỉ tiết kiệm (time saving certificate) và phát hành trái phiếu (bonds) là những phương pháp hữu hiệu để các ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn. Đây là loại nguồn vốn ổn định nhất của NHTM.

Với việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc NHNN. Ở Việt Nam, việc phát hành giấy tờ có giá hiện nay được áp dụng theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 của Thống đốc NHNN. Quyết định này đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của TCTD với các quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chẳng hạn như quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng

quyền của TCTD cổ phần, việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán… Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN, giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết khác giữa TCTD với người mua. Đặc điểm của loại vốn này là:

 Tính ổn định chắc chắn: những người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết

kiệm, trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn. Đây là đặc điểm nổi bật của loại nguồn vốn này.

 Lãi suất (chi phí sử dụng vốn) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kỳ, do

đó hấp dẫn hơn đối với khách hàng.

 Loại vốn này không được tái lập bởi thời hạn như tiền gửi định kỳ, nhưng bù

lại người sở hữu có thể thế chấp cầm cố để vay vốn tại ngân hàng.

Để huy động vốn ngắn hạn, các NHTM có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTMCP ít khi sử dụng công cụ huy động vốn ngắn hạn này. Trong khi đó, các NHTMNN sử dụng thường xuyên hơn. Các loại kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi chỉ thích hợp đối với nhu cầu huy động vốn ngắn hạn của NHTM. Như vậy, NHTM có thể huy động vốn ngắn hạn thông qua tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm và thông qua các loại giấy tờ có giá.

Tại sao lại phải huy động vốn ngắn hạn thông qua các loại giấy tờ có giá? Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư rất khác nhau nên cần có nhiều hình thức khác nhau để thu hút. Tiếp đến là do tập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn, cụ thể:

 Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệ chưa phát triển (Việt Nam), trong khi huy động vốn ngắn hạn thông qua giấy tờ có giá thích hợp hơn ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển (Mỹ).

 Ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển, giấy tờ có giá thường có tính

thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở những nước thị trường tiền tệ kém phát triển thì ngược lại.

Ở Việt Nam từ trước tới nay, tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn phổ biến qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm, chỉ có vài ngân hàng như Vietcombank và Vietinbank thường có huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Điều này là do thói quen ở cả hai phía, ngân hàng và khách hàng thích hình thức huy động vốn truyền thống hơn là phát triển các hình thức huy động vốn mới. Mặt khác, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển nên thường huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá thì chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua chứng chỉ tiền gửi hay kỳ phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có thanh khoản và an toàn hơn là các loại giấy tờ có giá.

Còn đối với nhu cầu vốn dài hạn lên đến 10, 15 hoặc 20 năm, rõ ràng các NHTM không thể sử dụng các hình thức huy động tiền gửi hay phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác được. Trong trường hợp này, các NHTM có thể phát hành trái phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá Trái phiếu do ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái phiếu công ty. Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho các nhà đầu tư, NHTM thu về được một khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức nợ vay. Như vậy khi phát hành trái phiếu, nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăng nợ dài hạn của ngân hàng. Ngoài ra, khi phát hành các công cụ nợ để huy động vốn, NHTM phải chịu áp lực trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư. So với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu kho bạc. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank và Agribank đều có phát hành trái phiếu

huy động vốn dài hạn, trong khi các NHTM do không muốn bị áp lực trả lãi và vốn gốc nên ít khi phát hành trái phiếu mà chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)