Tình hình kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 33)

Tình hình kinh tế - chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng người dân, đặc biệt là thu nhập của họ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tích lũy của họ. Nếu nền kinh tế phát triển, sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán hay vay ngân hàng nhiều hơn. Ngược lại, nếu kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, lượng tiền trong lưu thông vượt xa mức cần thiết. Một trong các biện pháp chống lạm phát là nâng lãi suất để hút tiền về. Lãi suất tiền gửi tăng cao kéo theo lãi suất cho vay, đến mức nào đó vượt quá sức chịu đựng của người đi vay, đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn. Khi lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn và ngăn chặn vốn từ ngân hàng này chạy sang các ngân hàng khác, phải nâng lãi suất huy động sát mức thị trường vốn.

1.4.6. Chính sách tiền tệ của NHTƢ và chính sách tài khóa của Chính phủ

Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, bán chứng khoán trên thị trường mở… sẽ làm giảm cung tiền tệ, từ đó làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Lãi suất tăng đến lượt nó lại tạo ra các hiệu ứng như tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng… từ đó thu hút được nhiều người gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất, thông qua đó làm giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng, làm giảm nguồn vốn huy động của các NHTM. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NHTM cũng chịu tác động của chính sách tài khóa của Chính phủ. Khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách gia tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc bằng biện pháp giảm thuế sẽ làm tăng tổng cầu, kết quả là lãi suất tăng. Lãi suất tăng sẽ kéo theo tiết kiệm tăng, đầu tư tư nhân giảm, góp phần tăng khả năng thu hút tiền gửi vào ngân hàng. Ngược lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp sẽ làm giảm lãi suất gây ra sự sụt giảm

1.4.7. Thu nhập của ngƣời gửi tiền

Thông thường, khi thu nhập của người dân tăng lên thì tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng, nhưng tiêu dùng có khuynh hướng tăng chậm hơn thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh hơn. Tiết kiệm tăng sẽ góp phần làm gia tăng nguồn tiền gửi của dân cư vào ngân hàng.

Tóm lại, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM có vai trò hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng, từ đó giúp họ có thể đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng.

1.5. Bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM

1.5.1. Kinh nghiệm gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam nƣớc ngoài tại Việt Nam

Theo thông tin từ website của Tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, không có ngân hàng trong nước nào đoạt giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng TNHH 1 thành viên ANZ (Việt Nam) được Tạp chí này trao giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008 và 2009. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng.

Vậy tại sao các ngân hàng nước ngoài như ANZ lại được công nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất? Kinh nghiệm từ ANZ cho thấy: chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa. Đồng thời, ngân hàng này cũng đã xây dựng được hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công và xem đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ đã phát triển đội ngũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. Ngoài ra, ANZ cũng không ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân

hàng cập nhật nhất như: Tài khoản Thông minh, Tài khoản Đắc lợi Trực tuyến cho các khách hàng Việt Nam, tài khoản doanh nghiệp trọn gói dịch vụ. Cùng với việc đầu tư lớn vào quản trị rủi ro, ngân hàng này đã triển khai nhiều quy trình và hệ thống mới. Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng nóng và khủng hoảng tài chính, chất lượng quản trị rủi ro của ANZ Việt Nam được đánh giá tốt theo tiêu chuẩn Australia. ANZ cũng chủ động tăng cường lực lượng bán hàng và đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên. Phân khúc dịch vụ tự phục vụ như internet banking và ATM được mở rộng. Bổ sung thêm máy ATM với nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng đã mở rộng quy mô của ngân hàng một cách đáng kể. Hệ thống quản lý hàng đợi cũng tạo thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả của chi nhánh ngân hàng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm tăng cƣờng huy động vốn của các NHTM Việt Nam

Kinh nghiệm gia tăng nguồn vốn huy động của các ngân hàng rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước. Tuy nhiên có thể rút ra bài học đầu tiên là đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tạo thuận lợi cho khách hàng. Đồng thời cân nhắc chi phí để có thể hoán đổi các kỳ hạn từ giao dịch có kỳ hạn sang giao dịch không kỳ hạn và ngược lại.

Ví dụ kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ở Việt Nam. Tuy mới chỉ thành lập từ năm 1993 (thành lập sau ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam), nhưng đến nay, ACB đã trở thành 1 trong 4 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP. Đến cuối năm 2010, ACB chiếm 6,35% thị phần huy động vốn, 10% thị phần huy động tiết kiệm của toàn hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của ACB, thì đạt được thành tựu này là do ngân hàng tập trung vào mảng bán lẻ, luôn là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn.

Bảng 1.1: Số dư huy động từ khách hàng của ACB qua các năm ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Huy động từ khách hàng 29.395 55.283 75.114 108.992 137.881

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

0% 0% 0% 0% 0%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 Nhìn vào bảng số liệu, huy động vốn từ khách hàng của ACB năm 2007 tăng 88,11% so với năm 2006. Năm 2007 là năm ACB nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn (đặc biệt là cho ra đời một loạt các sản phẩm tiết kiệm mới mà chưa có NHTMCP nào có; đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vàng và chứng khoán). Năm 2008, ACB vẫn tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm và tập trung phát triển sản phẩm thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Vì vậy số dư huy động từ khách hàng tiếp tục tăng đáng kể, số lượng khách hàng mới tăng 27,40%, số lượng tài khoản tăng 23,60%. Năm 2009, khi các NHTMCP khác cũng có những sản phẩm tiết kiệm tương tự thì ACB đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại: home banking, phone banking, mobile banking. Doanh số giao dịch online chiếm tới 65% số lượng bút toán giao dịch toàn ngân hàng chứng tỏ khách hàng rất ưa chuộng các dịch vụ hiện đại này. Như vậy, luôn tiên phong trong việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp ngân hàng gia tăng đáng kể nguồn vốn huy động từ khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Bài học thứ hai là các ngân hàng nên có sự phân biệt về phí theo từng đối tượng khách hàng, theo từng số dư, số lần giao dịch. Đối với tiền gửi thanh toán, nếu khách hàng duy trì được số dư trung bình tối thiểu nào đó sẽ được cung cấp miễn phí các dịch vụ đi kèm, và ngược lại, nếu khách hàng không duy trì được số dư tối thiểu trung bình tháng, khách hàng sẽ phải trả mức phí duy trì tài khoản.

Thứ ba, trên cơ sở phân chia khách hàng theo những tiêu chí trên, quan trọng nhất là mức độ giao dịch tài khoản thường xuyên và số dư tiền gửi, để ngân hàng có chính sách cụ thể đối với từng loại khách hàng. Với từng đối tượng khách hàng, ngân hàng nên có chính sách giá cả hợp lý nhằm khuyến khích tăng số dư tiền gửi của khách hàng. Đặc biệt, chính sách gói sản phẩm luôn phải đi liền với chính sách lãi suất và phí dịch vụ. Tổng số dịch vụ của gói sản phẩm dịch vụ sẽ thấp hơn so với việc sử dụng từng sản phẩm đơn lẻ. Với những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, có uy tín, các ngân hàng nên sử dụng gói sản phẩm gồm các sản phẩm hiện đại đi kèm với chính sách lãi suất và phí dịch vụ ưu đãi. Bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống, các ngân hàng tiếp tục triển khai sản phẩm mới dựa trên các kênh phân phối hiện đại như home banking, internet banking để tạo tiện ích trong việc quản trị vốn của những khách hàng này.

Thứ tư, chủ động xây dựng các chiến lược tăng trưởng nguồn vốn huy động trên cơ sở cân nhắc lợi ích và chi phí, xem xét khả năng hiện tại cũng như lợi thế của ngân hàng. Nếu mở rộng nguồn tiết kiệm thì ngân hàng phải không ngừng nâng cấp hệ thống mạng lưới, tăng cường tiện ích đi kèm, cải tiến công nghệ. Trong khi đó, nếu mở rộng nguồn vốn dài hạn thông qua các công cụ nợ đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín, chất lượng tín dụng tốt, chi phí dự trữ thanh khoản cao. Sự kết hợp linh hoạt các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động trong từng giai đoạn phát triển sẽ có khả năng mang lại hiệu quả cao.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả trong huy động vốn, các NHTM cần phải nỗ lực không ngừng trong việc cải cách triệt để về quản trị điều hành lẫn các biện pháp tác nghiệp liên quan đến huy động vốn dựa trên cơ sở công nghệ và kỹ thuật tính toán hiện đại. Song trong điều kiện Việt Nam, người gửi tiền vẫn quan tâm đến sự quen thuộc với ngân hàng khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa giao dịch truyền thống với giao dịch hiện đại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 hệ thống khái quát về NHTM và các nguồn vốn của NHTM, đồng thời đã làm nổi bật được tổng quan các vấn đề lý thuyết về huy động vốn của NHTM. Qua đó thấy được vai trò rất quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với NHTM. Chương 1 cũng đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM, đây là cơ sở lý thuyết quan trọng đánh giá tình hình huy động vốn và đưa ra giải phảp tăng cường huy động vốn trong các chương 2 và chương 3. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày một số bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM ở Việt Nam làm cơ sở tham khảo nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn của MSB trong giai đoạn 2012 – 2015.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2011

2.1. Tình hình tài chính tiền tệ Việt Nam ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng 2.1.1. Diễn biến chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian qua

Năm 2009:

Trong năm 2009, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản. Ngay từ đầu năm 2009, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6% - 5% - 3% và 1 lần điều chỉnh giảm từ 2% - 1% với kỳ hạn 12 tháng trở lên. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được giữ nguyên như năm 2008 ở mức 7% đối với tiền gửi dưới 12 tháng và 3% đối với tiền gửi 12 tháng trở lên, để duy trì ổn định lãi suất ngoại tệ. Đối với lãi suất tiền gửi, dự trữ bắt buộc bằng VND, NHNN điều chỉnh giảm từ 8,5% - 3,6% - 1,2%/năm. Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất như trên là để khuyến khich các TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

Năm 2009, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển, tháng 02/2009 NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống 7%/năm và duy trì ổn định đến hết tháng 11 năm 2009. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm 2 lần từ 9,5%/năm xuống 8%/năm (tháng 2) và xuống 7%/năm (10/4/2009); lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh giảm 2 lần từ 7,5% xuống 6%/năm (tháng 2) và xuống 5%/năm (ngày 10/4/2009). Trong tháng 12/2009, để kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện cho các TCTD huy động nguồn vốn từ nền kinh tế để mở rộng kinh doanh, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm lên 6%/năm.

Năm 2010:

Trong năm 2010, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thể hiện cụ thể là:

Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so với các năm trước.

Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10 năm 2010, lãi suất huy động VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng (cuối tháng 12 năm 2010, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).

Điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)