Thực trạng tình hình huy động vốn của MSB giai đoạn 2008 – 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 44)

2.2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và MSB đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của MSB. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, MSB đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Bước sang chặng đường mới, với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đưa một hình ảnh MSB năng động, mới mẻ hơn đến với khách hàng, từ ngày 10/01/2010, MSB đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu với logo mới. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình tất yếu và toàn diện của MSB, từ định hướng kinh doanh mới đến diện mạo mới và phong cách mới.

Đến nay, MSB đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đến cuối năm 2010, vốn điều lệ của MSB ở mức 5.000 tỷ đồng, tăng gần 125 lần so với khi mới thành lập. Tổng tài sản của MSB đạt gần 129.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay là gần 160 điểm và trong

tương lai gần, con số này sẽ nâng lên 400 điểm vào cuối năm 2012 và sẽ đạt 600 điểm vào cuối năm 2015.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, MSB đang được nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

Từ năm 2010, MSB đã xác định mục tiêu trong thời gian tới sẽ là một trong năm định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Sứ mệnh mà MSB luôn đặt ra cho mình là:

 Cung cấp tới từng khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị

vượt trội với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng.

 Thiết lập cho cán bộ công nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp

với nhiều cơ hội phát triển trên cơ sở được đánh giá, khích lệ theo hiệu quả thực chất của công việc.

 Đem lại lợi ích bền vững cho các cổ đông thông qua việc triển khai mạnh mẽ

chiến lược kinh doanh mới và thực hiện các công cụ quản trị rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của MSB giai đoạn từ 2008 – 2011 2.2.2.1. Tình hình tài chính của MSB 2.2.2.1. Tình hình tài chính của MSB Bảng 2.1: Tình hình tài chính của MSB từ 2008 – 2011 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % tăng giảm 2009 so với 2008 % tăng giảm 2010 so với 2009 2011 Lợi nhuận trước thuế 437 1.005 1.518 130% 51% 1.036 Vốn chủ sở hữu 1.873 3.553 6.327 90% 78% 9.499 Vốn điều lệ 1.500 3.000 5.000 100% 67% 8.000 Tổng tài sản 32.626 63.882 115.336 95% 81% 114.375 ROA (*) 1,26% 1,8% 1,55% - - 0,69% ROE (**) 21,11% 37,10% 35,10% - - 9,96%

Nguồn: BCTC kiểm toán 2008, 2009, 2010, 2011 của MSB (*) ROA: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

(**) ROE: Lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ bình quân

Từ năm 2008 đến năm 2010, tình hình tài chính của MSB rất khả quan. Nhưng 6 tháng đầu năm 2011, các chỉ số tài chính giảm sút so với năm 2010. Nếu như năm 2010, lợi nhuận trước thuế của MSB tăng 51% so với năm 2009, đạt 127% so với kế hoạch năm 2010, thì 6 tháng đầu năm 2011, do lỗ từ hoạt động đầu tư và hoạt động ngoại hối nên lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 9% lợi nhuận sau thuế năm 2010. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2009 vốn chủ

sở hữu tăng 90% so với năm 2008, năm 2010 tăng 78.06% so với năm 2009. Riêng 6 tháng năm 2011, vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2010 so với 2009 là rất đáng khích lệ, vì vốn chủ sở hữu tăng trưởng trong toàn hệ thống ngân hàng năm 2010 so với năm 2009 là 35%, khối NHTMCP là 43%. Vốn điều lệ năm 2010 cũng tăng từ 3.000 tỷ lên 5.000 tỷ, nâng cao năng lực vốn hoạt động của ngân hàng. Tổng tài sản cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản tăng 81% so với năm 2009, đạt 125% so với kế hoạch năm 2010. Tuy nhiên, tổng tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010 do các tổ chức tín dụng rút 30% tiền gửi tại MSB (khoảng 10 nghìn tỷ đồng). Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2010 tuy có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn đạt 114% so với kế hoạch năm 2010. Chỉ số lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ bình quân năm 2010 là 35,10%, đạt 147% so với kế hoạch năm 2010, trong khi ROE của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2010 là 14.2%, ROE của khối NHTMCP là 15,9%, ROE của khối NHTMNN là 19,8%. Như vậy, tình hình tài chính của MSB năm 2011 không thuận lợi như năm 2010 vì tình hình vĩ mô khó khăn, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt.

2.2.2.2. Tình hình nguồn vốn của MSB

Nguồn vốn kinh doanh tiếp tục tăng mạnh qua các năm, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 80% từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2010, tổng nguồn vốn tăng 6,5 lần so với năm 2007. Năm 2011, nguồn vốn giảm so với năm 2010 cho thấy tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn của MSB qua các năm. ĐVT: tỷ đồng

Nhìn vào biểu đồ cho thấy nguồn vốn năm 2011 của MSB có phần giảm so với năm trước. Đây là tình hình khó khăn chung của các ngân hàng, Do đó, MSB cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để làm cơ sở cho việc tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

2.2.3. Thực trạng huy động vốn của MSB trong giai đoạn 2008 – 2011 2.2.3.1. Khái quát các kênh huy động vốn tại MSB 2.2.3.1. Khái quát các kênh huy động vốn tại MSB

Hiện nay, NHTMCP Hàng Hải Việt Nam có các sản phẩm huy động vốn truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. Tuy nhiên, với quy mô là một trong những ngân hàng trung bình trong khối NHTMCP, MSB đã không ngừng tung ra các sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, tăng trưởng thêm nguồn vốn huy động từ dân cư, đáp ứng nhu cầu cho vay. Ngoài ra, MSB cũng hết sức quan tâm đến công tác huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Mục tiêu của MSB là chuyển dịch dần cơ cấu huy động vốn tập trung vào thị trường 1, giảm tỷ trọng ở thị trường 2.

 Các sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:

- Các sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm của MSB khá đa dạng và linh hoạt. Ngoài

sản phẩm tiết kiệm lãi suất cao nhất (14%), MSB còn có sản phẩm tiết kiệm rút gốc từng phần với kỳ hạn từ 1-36 tháng. Đối với sản phẩm này, khách hàng có thể rút gốc trước hạn, và phần gốc còn lại vẫn hưởng lãi suất như ban đầu, chỉ có phần gốc rút ra là hưởng lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này được nhiều khách hàng ưa chuộng vì khá linh hoạt.

- Bên cạnh sản phẩm tiết kiệm tháng, MSB cũng cung cấp cho khách hàng sản

phẩm tiết kiệm ngắn ngày với kỳ hạn là 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Sản phẩm này có mức lãi suất thấp hơn so với sản phẩm tiết kiệm thông thường, nhưng nó đáp ứng được nhu cầu khá đông của tầng lớp dân cư chỉ có tiền nhàn rỗi trong khoảng 1 tuần vì lý do kinh doanh của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đầu tư Song lộc. Đây là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn EUR liên kết với USD do khách hàng mở để thực hiện mục đích đầu tư. Số tiền tối thiểu là 5,000EUR, kỳ hạn gửi là 14 ngày, 1 tháng, và 2 tháng. Lãi suất sản phẩm này hiện cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm USD. Vào ngày đáo hạn, tiền lãi được trả bằng EUR. Tiền gốc còn tùy thuộc vào tỷ giá trong ngày tất toán thẻ Song Lộc. Nếu vào ngày đóng thẻ tiết kiệm, đồng USD xuống giá so với đồng EUR thì tiền gốc được quy đổi về USD. Còn nếu đồng USD giữ nguyên hay tăng giá so với đồng EUR thì số tiền gốc được giữ nguyên bằng EUR.

Sản phẩm tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng cá nhân:

- Hiện nay, MSB có sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn M-money dành cho

khách hàng cá nhân. Loại tài khoản này không phải duy trì số dư tối thiểu như một số tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở một số ngân hàng khác. Với ưu đãi này, MSB cũng đã thu hút được nhiều khách hàng mở mới. Loại tài khoản này được dùng để mở tài khoản lương cho cán bộ các công ty ký hợp đồng chi hộ lương với ngân hàng. Theo báo cáo của khối khách hàng cá nhân của NHTMCP Hàng Hải, thì khi khách hàng tới mở sổ tiết kiệm, nhân viên tư vấn có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm M-money, và có khoảng 70% khách hàng có sổ tiết kiệm tại MSB đồng thời có tài khoản M-money này.

- Bên cạnh sản phẩm M-money, MSB còn tung ra bộ sản phẩm M1-account.

Trước khi ngân hàng Nhà nước áp dụng mức trần lãi suất huy động dành cho tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, thì sản phẩm này có lãi suất cao nhất trên thị trường và được khách hàng rất ưa chuộng. Mọi phí dịch vụ đi kèm sản phẩm này đều được miễn phí với điều kiện khách hàng duy trì số dư tối thiểu trung bình tháng không dưới 10 triệu đồng/tháng. Nếu không duy trì đủ số dư trung bình tháng, thì ngân hàng sẽ thu phí duy trì tài khoản là 20.000đồng/tháng. Loại sản phẩm này thích hợp với đối tượng khách hàng khá giả, thường xuyên sử dụng tài khoản cá nhân để giao dịch. Khách hàng có tài khoản M1-account khi đến ngân hàng giao dịch sẽ được ưu tiên tư vấn tại phòng VIP với thiết kế hiện đại, thuận

tiện. Từ tháng 4 năm 2011 đến nay, MSB đã triển khai rất nhiều chương trình hấp dẫn đi kèm bộ sản phẩm M1-account để gia tăng nguồn vốn huy động. Ví dụ: Khách hàng mở M1- account và nộp tiền vào tài khoản 20 triệu, số tiền này sẽ bị phong tỏa trong vòng 20 ngày, khi đó khách hàng sẽ được 1 vé đi xem chương trình “Ngày xửa ngày xưa”. Hoặc nhiều chương trình du lịch, nghỉ dưỡng giảm giá 50% cho chủ thẻ M1-account, với điều kiện chủ thẻ nộp tiền vào tài khoản 30 triệu và tài khoản sẽ bị phong tỏa trong vòng 30 ngày.

Các dịch vụ đi kèm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân:

Với mong muốn tối đa hóa các tiện ích dành cho khách hàng, MSB đã tích hợp nhiều dịch vụ và gia tăng tiện ích để mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm đi kèm tài khoản thanh toán như thẻ ghi nợ nội địa, thẻ visa, dịch vụ mobile banking, dịch vụ internet banking, dịch vụ SMS banking. Nếu khách hàng đang có tài khoản M1-account thì sẽ được cấp thẻ visa miễn phí. MSB cũng kết hợp với các trung tâm mua sắm để giảm giá các mặt hàng cho các khách hàng sử dụng thẻ Visa của ngân hàng. Khi sử dụng dịch vụ internet banking, khách hàng có thể gửi tiết kiệm trực tuyến trên mạng, hay chuyển khoản tới bất kỳ ngân hàng nào trong nước.

 Sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng doanh nghiệp:

Bên cạnh sản phẩm tiền gửi thanh toán thông thường phải duy trì số dư tài khoản, hiện MSB cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp sản phẩm M-business, với 2 gói sản phẩm là M-business gold và M-business classic.

Đối với sản phẩm M-business gold, các doanh nghiệp được miễn phí toàn bộ các giao dịch. Tuy nhiên nếu khách hàng không duy trì đủ số dư trung bình tối thiểu là 1 tỷ đồng/tháng thì sẽ bị thu phí duy trì tài khoản là 2.500.000 đồng/tháng. Sản phẩm này hiện nay cũng có mức lãi suất cao nhất theo mức lãi suất trần do ngân hàng nhà nước quy định. Có thể nói đây là sản phẩm tiền gửi thanh toán ra đời đầu tiên trong khối các NHTMCP. Đây được coi là gói sản phẩm huy động trọng tâm dành cho các khách hàng doanh nghiệp của MSB.

Đối với sản phẩm M-business classic, các doanh nghiệp không phải duy trì số dư tối thiểu như sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn thông thường của một số ngân hàng TMCP khác. Với tính năng nổi trội này, ngân hàng cũng đã thu hút được 1 lượng vốn khá lớn trong các đơn vị kinh tế. Cụ thể, theo báo cáo của MSB, tổng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư năm 2010 tăng 41,7% so với năm 2009.

Ngoài ra, MSB còn cung cấp các tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp như: dịch vụ internet banking, SMS banking hiện đại, dịch vụ chi hộ lương. Các doanh nghiệp có thể chuyển khoản trên internet với mức phí chỉ bằng 80% mức phí giao dịch tại quầy. Đối với dịch vụ chi hộ lương trong hệ thống thì hoàn toàn miễn phí, trong khi rất nhiều ngân hàng thu phí. Với các tính năng hiện đại của dịch vụ internet banking và mức phí rẻ hơn so với các ngân hàng khác, sản phẩm tiền gửi thanh toán này đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp mở tài khoản và sử dụng dịch vụ của MSB.

Khách hàng doanh nghiệp của MSB nếu có tiền nhàn rỗi, chưa sử dụng cho mục đích kinh doanh của mình cũng có thể ký hợp đồng tiền gửi với ngân hàng ở các kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng.

2.2.3.2. Quy mô và cơ cấu huy động vốn tại MSB

Trong những năm gần đây, lạm phát ngày càng gia tăng, cùng những quy định của ngân hàng nhà nước về áp dụng trần lãi suất huy động đối với loại tiền VND và USD đã làm dao động tâm lý đối với người gửi tiền và gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng. Mặt khác, sức ép cạnh tranh trên mọi lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn ngày càng quyết liệt.

Đứng trước những khó khăn thách thức đó, trong những năm qua, NHTMCP Hàng Hải đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và thực hiện những chiến lược phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 (Trang 44)