Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học vinh (Trang 108)

Tiến hành thăm dò ý kiến của 40 CBQL, 150 GV và CVHT, 10 chuyên gia về

sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, chúng tôi thu được kết quả như sau:

TT Các giải pháp Mức độ cần thiết ( SL - %) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần Không cần Không trả lời 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV,

SV về HĐTH trong đào tạo theo HTTC

200 0 0 0 0

100 0 0 0 0

2 Cải tiến, đổi mới hoạt động dạy học 112 88 0 0 0

56 44 0 0 0

3 Khuyến khích tính tích cực - chủ động tự học, tự nghiên cứu của SV

200 0 0 0 0

100 0 0 0 0

4 Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV trong quá trình tự học

90 103 7 0 0

45 51.5 3.5 0 0

5 Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lí HĐTH của SV trong đào tạo theo HTTC ở Trường ĐH Vinh

150 50 0 0 0

75 25 0 0 0

6 Tăng cường, mở rộng mạng liên kết giữa Trường ĐH Vinh với các trường trong khu vực về đào tạo theo HTTC

87 112 1 0 0

43.5 56 0,5 0 0

Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp

TT Các giải pháp Mức độ khả thi ( SL - %) Rất khả Khả thi Ít khả Không khả thi Không trả lời

thi thi 1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV,

SV về HĐTH trong đào tạo theo HTTC

92 106 2 0 0

46 53 1 0 0

2 Cải tiến, đổi mới hoạt động dạy học 91 105 3 0 1

45.5 52.5 1.5 0 0.5

3 Khuyến khích tính tích cực - chủ động tự học, tự nghiên cứu của SV

90 109 1 0 0

45 54.5 0.5 0 0

4 Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV trong quá trình tự học

98 100 1 1 0

49 50 0.5 0.5 0

5 Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lí HĐTH của SV trong đào tạo theo HTTC ở Trường ĐH Vinh

94 101 3 1 1

47 50.5 1.5 0.5 0.5

6 Tăng cường, mở rộng mạng liên kết giữa Trường ĐH Vinh với các trường trong khu vực về đào tạo theo HTTC

87 102 6 5 0

43.5 51 3 2.5 0

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy:

- Về sự cần thiết của các giải pháp: Các giải pháp đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết với tỉ lệ cao (hơn 90%), trong đó giải pháp 1, 3 đạt tỉ lệ 100% chứng tỏ đây là những giải pháp quan trọng để việc quản lí HĐTH của SV đạt hiệu quả. Trong khi đó giải pháp 6 được đánh giá thấp hơn có thể do CBQL, GV và các chuyên gia cho rằng giải pháp này cần thiết nhưng chưa cấp bách bằng các giải pháp khác.

- Về tính khả thi của các giải pháp: Các giải pháp đều được đánh giá là mang tính khả thi. Trong đó, mức độ khả thi ở các giải pháp 1, 3, 4, 5 được đánh giá cao hơn giải pháp 2, 6. Điều này có thể do những người được hỏi ý kiến

cho rằng nội dung, cách thức thực hiện của những giải pháp này khó thực hiện hơn các giải pháp khác.

Tiểu kết chương 3

Việc quản lí và tổ chức HĐTH cho SV trong đào tạo theo HTTC ở Trường Đại học Vinh sẽ đi vào ổn định và có hiệu quả khi có một số giải pháp quản lí đồng bộ dựa trên nguyên tắc khoa học, thực tiễn. Vì vậy, trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất 6 giải pháp cơ bản cho công tác quản lí HĐTH của SV ở Trường theo hướng phù hợp với các vấn đề lí luận và thực tiễn của Nhà trường trên tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm đạt hiệu quả quản lí cao.

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của một số CBQL và GV, chuyên gia về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, kết quả cho thấy các giải pháp đều nhận được sự đánh giá cao từ phía những người được hỏi. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng những giải pháp này nếu được vận dụng trong thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc quản lí HĐTH của SV trong đào tạo theo HTTC ở Trường Đại học Vinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Để quá trình đào tạo thực sự trở thành quá trình tự đào tạo theo quan điểm giáo dục hiện đại thì phương thức đào tạo theo HTTC với triết lí tôn trọng người học, lấy yếu tố tích cực chủ động, tự học tự nghiên cứu của người học làm căn bản là hình thức tốt nhất. Trong đó, thực hiện có hiệu quả công tác quản lí hoạt động tự học của SV nhằm nâng cao chất lượng tự học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vấn đề quản lí hoạt động tự học cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện, có mối quan hệ biện chứng; phần nghiên cứu các nhóm giải pháp chủ yếu phải nhấn mạnh đến các nội dung:

nhận thức về hoạt động tự học, đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá, phát huy tính tích cực của người học, xây dựng môi trường tự học. Luận văn đã trình bày được khung lí luận về hoạt động tự học và quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ; chỉ ra nội dung, con đường tiếp cận và các yếu tố tác động đến hoạt động tự học và công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo mới.

2. Thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh, đã được tìm hiểu, phân tích, tổng hợp với những nhận định chính:

a) Những điểm mạnh b) Những điểm yếu c) Cơ hội

d) Thách thức

3. Trên cơ sở các vấn đề lí luận, cùng với sự nhìn nhận, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra cơ hội, thách thức của thực trạng; luận văn đề xuất 6 giải pháp có tính hệ thống về quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh: 1) Nâng cao

nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên về hoạt động tự học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 2) Cải tiến, đổi mới hoạt động dạy học. 3) Khuyến khích tính tích cực - chủ động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. 4) Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học. 5) Kiểm tra, giám sát và đánh giá quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 6) Tăng cường, mở rộng mạng lưới liên kết giữa Trường Đại học Vinh với các trường đại học trong khu vực về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

4. Việc khảo sát các giải pháp được tiến hành trên diện rộng, với các đối tượng đặc trưng tham gia: đó là những giảng viên trực tiếp giảng dạy, cán bộ lãnh đạo và quản lí trong Trường, một số trường phụ cận, các chuyên gia ...

đã thu được kết quả khả quan cho thấy các giải pháp đề xuất có tính hiệu quả, tính cấp thiết trong thực tiễn và tính khả thi trong thực hiện.

5. Các giải pháp được đề xuất có đủ cơ sở để triển khai trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh.

II. KIẾN NGHỊ 1. Với Nhà trường:

Công tác quản lý đào tạo trong trường đại học đòi hỏi phải coi quản lý HĐTH của SV là một nội dung trọng tâm, được chỉ đạo theo hướng chất lượng, đại chúng, hiệu quả và thiết thực. Để công tác quản lý HĐTH được triển khai đồng bộ,

thuận lợi đề nghị nhà trường:

- Thường xuyên quán triệt cho các chủ thể quản lý về chủ trương đẩy mạnh HĐTH của SV; tạo điều kiện tối ưu cho các chủ thể quản lý tham gia hiệu quả ở mỗi bộ phận liên quan.

- Nghiên cứu, cải tiến và ban hành quy chế quản lý HĐTH của SV nhằm phát huy tính tích cực của SV, sử dụng các biện pháp quản lý đối với HĐTH của SV phù hợp với hoạt động học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Tăng thêm nội dung học tập truyền thống nhà trường vào chương trình hoạt động đầu khoá như một môn học, có kiểm tra hoặc viết thu hoạch (tính điểm 1 môn học).

- Nâng cấp Nhà truyền thống của trường và tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn; khai thác công suất sử dụng tài liệu giáo trình và việc đáp ứng phục vụ của thư viện để nâng cao nhận thức và hứng thú học tập cho SV, tạo điều kiện để GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- Nghiên cứu cải tiến quy chế thi, kiểm tra theo hướng bồi dưỡng phương pháp tự học; mở rộng quyền hạn đánh giá của GV trong việc dùng điểm đánh giá quá trình tự học để thay thế hoặc cộng thêm vào điểm thi hết môn của SV.

- Tạo điều kiện cho GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhằm đẩy mạnh HĐTH của SV.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện chương trình dạy học ở tất cả các môn học; bố trí hợp lý quỹ thời gian dành cho HĐTH của SV nhằm xây dựng phong trào tự học mạnh mẽ và rộng khắp trong SV, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

- Giảng viên cần được chuẩn bị, được tạo điều kiện bồi dưỡng về hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ qua các buổi trao đổi tập huấn với các chuyên gia, các đợt tham quan học tập ở các trường trong và ngoài nước cũng như việc tự nghiên cứu.

- Sinh viên cần được cung cấp nhiều thông tin hơn về lợi ích và cách thức của các phương pháp học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ thông qua các buổi nói chuyện, chuyên đề trao đổi học tập kinh nghiệm với các chuyên gia, giảng viên và các cựu sinh viên thành công đã từng học theo hệ thống tín chỉ.

2. Với đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập

- Chủ động học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy, hỗ trợ sinh viên trong phương thức đào tạo mới.

- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng sư phạm, nâng cao năng lực nghề nghiệp như: năng lực đáp ứng, năng lực triển khai chương trình dạy học, năng thực hiện phương pháp dạy học mới, năng lực trao đổi và thu nhận thông tin, năng lực đánh giá, năng lực ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin ...

- Hướng tới hình ảnh mỗi giảng viên là một tấm gương tự học, tự bồi dưỡng và sáng tạo trong nhà trường nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần tạo động lực học tập cho sinh viên.

- Không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp đúng đắn, có hoài bão, tâm huyết với nghề nghiệp và lòng say mê khoa học nhằm nâng cao vị thế của đội ngũ giảng viên trong trường đại học.

BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị thu Hằng (2012), “Xây dựng mạng liên kết trong hoạt động đào tạo giáo viên của các trường/khoa sư phạm”, Tạp chí Quản lí giáo

dục, (36), tháng 5.

2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), “Nhận dạng những điểm yếu của sinh viên sư phạm, đề xuất đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên hiện nay”, Kỉ

yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lí giáo dục ở các trường cao đẳng”, , Trường Cao

đẳng sư phạm Hà Nội, tháng 5.

3. Nguyễn Thị thu Hằng (2013), “Phát huy vai trò giảng viên trẻ trong hoạt động cố vấn học tập”, Kỉ yếu hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường

đại học sư phạm toàn quốc (lần thứ 3), NXB Đà Nẵng, tháng 4.

4. Nguyễn Thị Thu Hằng, Bùi Văn Hùng (2013), Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch cho sinh viên ngành Quản lí giáo dục (Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Ms: T2013 – 11), Trường Đại học Vinh, tháng 12.

5. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), “Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong giai đoạn hiện nay”, Kỉ yếu hội thảo khoa học “Các giải pháp

đáp ứng nhu cầu về tiêu chuẩn và số lượng giảng viên THPT tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”, tháng 5.

6. Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), “Nâng cao năng lực học tập của sinh viên ở các trường đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, (328 - kì 2), tháng 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.A. Gôroxepxki - M.I. Lubixowra (1987), Tổ chức công việc tự học của

sinh viên đại học, Nxb Đại học Sư phạm I, H.

2. Lê Thục Anh (2009), “Phương pháp dạy học nhóm - một trong những lựa chọn phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 9.

3. Phạm Quang Bảo (2009), “Thực trạng và biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh Trường Văn hóa I - Bộ Công an”, tạp chí Giáo dục, (224 - kì 2), tháng 10.

4. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2013), Hội thảo “Phát triển chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông – kinh nghiệm của Hàn Quốc và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam”, H.

5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn nâng cao chất lượng đào

tạo giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, H.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

giai đoạn 2006 – 2020, H.

7. Nguyễn Đức Chính (2000), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Xuân Chung (2009), “Vai trò của giảng viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 9.

9. Vũ Hy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp

10. Nguyễn Thị Côi (2011), “Rèn luyện năng lực tự học lịch sử cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở trường phổ thông”, tạp chí

Giáo dục, (260 - kì 2), tháng 4.

11. Hồ Thị Hồng Cúc - Võ văn Phước - Trần Quang Tú (2013), “Phương pháp hợp tác nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí Đại học Sài Gòn, (15).

12. Phạm Lê Cường (2010), “Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ”, tạp chí Giáo dục, (238 - kì 2), tháng 5.

13.Nguyễn Văn Đệ (2012), Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trẻ ở các trường đại

học vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Chính trị Quốc gia.

14.EliMazur – Phạm Thị Ly (2013), “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mĩ và gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam” (Nguồn Vietnamnet).

15. Nguyễn Văn Đệ (chủ biên) - Phạm Minh Hùng (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.

16. G.K. Killer (1997), Những vấn đề quản lí trường học, trường cán bộ quản

lí, Bộ Giáo dục.

17. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, Nxb Giáo dục, H.

18. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí

giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, H.

19. Đặng Hữu Hoạt - Hà Thị Đức (1994), Lí luận dạy đại học, Nxb Đại học Sư phạm, H.

20. Phạm Minh Hùng (2009), Tổ chức dạy học theo hệ thống tín chỉ, tạp chí

Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 9.

21. Phạm Minh Hùng (2011), Quản lí chất lượng giáo dục, chuyên đề giảng dạy cao học, Trường Đại học Vinh.

22. Phạm Minh Hùng (2013), “Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, tạp chí Khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, (98), tháng 11.

23. Jean Marc Denomme & Madeleine (2000), Tiến tới một phương pháp sư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học vinh (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w