Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học vinh (Trang 63)

2.4.1. Điểm mạnh

Nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường,

sự đồng thuận của tập thể cán bộ giảng viên trong toàn trường, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể các khoa đào tạo, các phòng, ban, trung tâm, sự tập trung cao trí tuệ và đoàn kết của các đơn vị cũng như mỗi GV và SV, công tác đào tạo theo HTTC và quản lí HĐTH của SV đã đạt được những thành công nhất định trên các mặt:

Hệ thống văn bản quy định của Nhà trường về đào tạo theo HTTC được bổ sung, ngày càng hoàn chỉnh, là cơ sở pháp lí để cán bộ GV, SV trong toàn trường thực hiện. Ngoài những văn bản pháp quy, hàng năm Nhà trường còn ban hành hàng loạt văn bản quy định về các lĩnh vực cụ thể trong quản lí hoạt động đào tạo theo HTTC: khai thác chức năng phần mềm; chức năng, nhiệm vụ cố vấn học tập (CVHT), thu chi học phí, đào tạo liên thông, HĐTH của SV... nhằm cụ thể hóa của Quy chế số 43/2007/QĐ - BGDĐT của Bộ GD - ĐT tạo cho phù hợp với thực tế đào tạo của Trường;

Việc xây dựng chương trình đào tạo và đề cương chi tiết học phần được triển khai kịp thời, sâu rộng trong các khoa đào tạo, ngành đào tạo. Sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, ngày 5/9/2011, Hiệu trưởng Nhà trường kí ban hành Chương trình GDĐH chính quy theo HTTC được áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2011 trở đi. Đây là một sự thay đổi lớn về mặt khoa học và thực tiễn, chương trình mới đã giảm

tải được một số học phần không đem lại nhiều hiệu quả và tăng cường được khối kiến thức chuyên môn cho các ngành đào tạo, đồng thời giảm áp lực thi cử, chú trọng phần tự học cho SV;

Công tác biên soạn giáo trình và bài giảng, công tác chuẩn bị tài liệu học tập, tự học cho SV được các khoa đào tạo rất quan tâm. Các khoa hoàn thành các danh mục tài liệu học tập, tham khảo và giáo trình chuyển cho thư viện trường. Thư viện Nhà trường đã thực hiện số hóa được nhiều tài liệu về các bộ môn, tạo thuận lợi cho GV và SV tham khảo trong giảng dạy và học tập. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm thông tin và Thư viện đã bổ sung cơ sở dữ liệu và tài liệu phục vụ dạy học gồm 12.800 tên sách với 160 ngàn cuốn giáo trình, tài liệu tham khảo, 166 tạp chí khoa học, 7.500 tên khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

Đổi mới PPDH là một trong những khâu then chốt quyết định đến chất lượng đào tạo, đặc biệt trong đào tạo theo TC khi thời gian tổ chức học tập lí thuyết trên lớp được giảm xuống, giờ tự học của SV được hợp thức hóa. Ngay từ những ngày đầu của chuyển đổi đào tạo theo TC, Nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng đào tạo. Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng Công đoàn Trường đã phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường ĐH Vinh và tổ chức các hoạt động chuyên môn, hội thảo các cấp phục vụ đổi mới PPDH;

Công tác tổ chức dạy học, mở lớp học phần, tư vấn học được Nhà trường thực hiện theo đúng quy trình. Việc tổ chức thực hiện chương trình đã được diễn ra đúng kế hoạch, các khó khăn nảy sinh trong quá trình tổ chức đào tạo đã được Hội đồng Khoa học Nhà trường, Khoa bàn bạc, trao đổi và đề xuất phương án giải quyết. Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CVHT như Ban hành kèm theo Quyết định số 3814/QĐ - ĐHV ngày 10/12/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh về việc xây dựng chức năng, nhiệm vụ của CVHT;

Công tác kiểm định chất lượng, khảo thí là một khâu quan trọng trong đào tạo TC. Từ năm 2007, Nhà trường đã thành lập Trung tâm đảm bảo chất lượng với

chức năng giúp Trường tổ chức quản lí chất lượng đào tạo thông qua công tác tổ chức quản lí thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV, tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo đại học.

Về cơ sở vật chất, hệ thống mạng, trong 5 năm qua Nhà trường không ngừng xây dựng, nâng cấp các phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, phòng chuyên dụng, văn phòng làm việc, sinh hoạt bộ môn, lắp đặt máy vi tính công cộng có kết nối Internet. Tất cả những điều kiện này nhằm giúp SV có điều kiện thuận lợi nhất tiếp cận với công nghệ mới, cập nhật thông tin, kiến thức mới phục vụ cho HĐTH; Việc quản lí SV theo HTTC được Nhà trường thực hiện trên phần mềm quản lí đào tạo. Phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên là đầu mối chỉ đạo công tác quản lí SV từ cấp khoa đến cấp trường. Các thông tin về SV được lưu trữ trên hệ thống khoa học, chặt chẽ.

2.4.2. Điểm yếu

Qua nghiên cứu thực trạng quản lí HĐTH của SV, chúng ta có thể thấy vấn đề

yếu nhất trong HĐTH của SV Trường ĐH Vinh trong đào tạo theo HTTC hiện nay là năng lực thực hành, năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn, yếu kĩ năng làm việc nhóm, chưa có thói quen tự lập kế hoạch học tập ... dẫn đến tâm lí ỷ lại, hời hợt, thiếu chủ động, sáng tạo trong tự học, đòi hỏi trong công tác quản lí cần phải chú trọng đến các biện pháp tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức cho SV trong tất cả hoạt động. Nguyên nhân của thực trạng này chính là tư tưởng và thói quen học tập của SV chưa phù hợp với việc đào tạo theo HTTC. SV chúng ta còn mang theo tâm lí truyền thống của người phương Đông, Việt Nam khi học theo TC (không thích và không có sự giám sát trong học tập, không biết tự học, không biết lập kế hoạch học tập ...). Đây cũng là thực trạng chung của các trường đại học ở nước ta. Đào tạo TC với việc giảm thời lượng lên lớp không phải là giảm yêu cầu học tập. Tuy nhiên, hiện nay một số lớn SV chưa hiểu được điều này, nên không phải SV nào cũng dùng thời gian dư ra để tự học tập và nghiên cứu tài liệu. Thư viện trường đã có nhiều loại tài liệu học tập

nhưng nhiều SV không có ý thức tìm mua, tìm đọc các tài liệu tham khảo vì sợ tốn tiền, tốn thời gian. Vì vậy, việc giảm thời gian lên lớp về mặt lí thuyết là có lợi cho cả SV và GV nhưng trên thực tế đối với nhiều SV chưa phải là tốt khi SV không dùng quỹ thời gian này cho mục đích học.

Trong khi đó, một bộ phận CBQL và GV chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức đào tạo mới; chương trình đào tạo được điều chỉnh nhiều lần nhưng chưa đáp ứng được kì vọng của người học về yêu cầu tự học; CSVC phục vụ tự học còn nhiều hạn chế; PPDH chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; công tác quản lí HĐTH chưa được coi trọng; Việc thiết kế các nhiệm vụ tự học và các tiêu chí đánh giá nhiệm vụ tự học chưa kịp thời, chất lượng bởi nó không chỉ đòi hỏi năng lực của GV mà còn đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết của GV; CVHT chưa phát huy vai trò tư vấn, hỗ trợ SV; công tác kiểm định chất lượng, khảo thí còn nhiều vấn đề vướng mắc khi việc đánh giá điểm chuyên cần, thái độ chưa nhất quán giữa các GV. Mặc dù hệ thống ngân hàng đề thi đã được biên soạn nhưng năng lực biên soạn đề thi và việc đầu tư của các GV còn hạn chế nên nhìn chung chất lượng đề thi chưa cao, chưa đánh giá được phần tự học của SV... dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lí HĐTH của SV chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm về đào tạo theo HTTC, quán tính về đào tạo niên chế vẫn còn nên sự thích ứng với sự thay đổi còn chậm trong nhận thức và phương pháp quản lí.

2.4.3. Cơ hội

Đào tạo theo HTTC là một tất yếu. Kết quả qua 5 năm thực hiện về đào tạo TC

ở Trường ĐH Vinh cho thấy rằng đây là một bước đi đúng. Những kết quả đạt được trong đó có công tác quản lí HĐTH của SV tạo nên một sự khởi đầu vững chắc để tiến tới hoàn thiện công tác đào tạo theo HTTC, khẳng định sự thành công trong việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang học chế TC của Nhà trường, tạo tiền đề để Trường Đại học Vinh thực hiện tốt sứ mệnh, tầm nhìn đã đề ra và trở

thành trường đại học trọng điểm quốc gia từ việc khẳng định thương hiệu qua chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2.4.4. Thách thức

Quá trình đào tạo theo HTTC của Trường ĐH Vinh diễn ra trong những thách

thức mới do môi trường bên ngoài tạo nên: Có sự cạnh tranh giữa các trường về chi phí và chất lượng đào tạo; Thị trường lao động không ổn định, nhu cầu đào tạo được phản ánh thông qua nhận thức cá nhân người học thường mang tính chủ quan và không sát thực tế; Khó nắm bắt và dự báo thị trường; Khả năng cung cấp tài chính của Nhà nước để mở rộng đại học là hạn hẹp và có sự cạnh tranh giữa các bậc học để giành phần ngân sách hạn chế của Nhà nước ... Trong khi đó đào tạo theo HTTC là một việc làm mới đối với Nhà trường, thiếu kinh nghiệm, vừa làm vừa học. Những thách thức này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình của Nhà trường như chất lượng SV đang học và tốt nghiệp, số SV đăng kí vào trường. Đứng trước những thách thức đó Nhà trường chỉ có thể khẳng định uy tín và thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo và bằng chất lượng đào tạo. Trong đào tạo theo HTTC, HĐTH của SV là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này, đòi hỏi các cấp quản lí phải có tầm nhìn chiến lược, giành cho HĐTH một sự quan tâm thích đáng, bằng những giải pháp quản lí khoa học mang tính thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và cam kết của Nhà trường đối với người học. Một khi chất lượng đào tạo được nâng cao sẽ tạo ra lòng tin vào sự lãnh đạo và quản lí của nhà trường, là động lực cho mỗi cán bộ GV, SV trong trường có lòng tin vượt qua những khó khăn, thách thức do môi trường tạo ra.

Tiểu kết chương 2:

Đào tạo theo HTTC là công việc mới mẻ đối với Trường ĐH Vinh, vì vậy, lãnh đạo Nhà trường cùng tập thể GV, SV xác định: để mọi hoạt động của nhà trường trong đó có công tác quản lí HĐTH của SV đi vào nề nếp và có hiệu quả cần phải có lộ trình, vừa làm vừa học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và bản chất của

phương thức đào tạo theo HTTC trong đó chú trọng vấn đề phương pháp học tập của SV.

Phương pháp học tập của SV trong đào tạo theo HTC là rất quan trọng. Đào tạo theo HTTC yêu cầu SV phải lấy vấn đề tự học làm chính nhưng tự học không hề đơn giản. Để giải quyết được vấn đề tự học của SV chúng ta phải có những giải pháp khoa học, mang tính thực tiễn để nâng cao cả tầm tri thức và kĩ năng của người dạy; nhận thức của người học cùng phương pháp quản lí của CBQL nhà trường đặc biệt đòi hỏi cao hơn tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của SV trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Như vậy, nhân tố con người là quan trọng nhất trong đào tạo theo HTTC, là xuất phát điểm của các chính sách, giải pháp đề ra nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới GDDH trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học vinh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w