2.3.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh
2.3.1.1. Thực trạng về nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Tường Đại học Vinh
a, Nhận thức của SV về tầm quan trọng của HĐTH Khảo sát 400 SV, chúng tôi thu được kết quả:
42
Số liệu bảng
2.1 cho thấy: Phần lớn SV đã nhận thức được vai trò quan trọng của HĐTH trong đào tạo theo HTTC. Trong đó 67.5% SV cho rằng HĐTH là rất quan trọng đối với hoạt động học tập của mình, 22.75% SV xem đây là hoạt động quan trọng; tuy nhiên vẫn còn không ít SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của HĐTH trong đào tạo theo HTTC và hoạt động học tập của bản thân, xem nhẹ HĐTH chiếm 9.75%.
b, Nhu cầu, động cơ tự học của SV trong đào tạo theo HTTC
Bảng 2.2. Nhu cầu, động cơ tự học của sinh viên
TT Nội dung đánh giá Số lượng
(400 SV) Tỉ lệ (%) 1 Tự học là hình thức bắt buộc (1TC cần khoảng 30 tiết tự học) 90 22.5 2 Hoàn thành nhiệm vụ học tập GV đặt ra 77 19.25 3 Để có kết quả cao trong các kì thi 89 22.25 4 Nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng,
kĩ xảo liên quan đến học phần
71 17.75
5 Nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức 15 3.75 6 Phục vụ cho ngành nghề đã lựa chọn, đáp
ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động
17 4.25
7 Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cá nhân
13 3.25
8 Thích ứng với môi trường học tập hiện đại
10 2.5
9 Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu 11 2.75 1 Rất quan trọng 270 67.5
2 Quan trọng 91 22.75
3 Bình thường 23 5.75
suốt đời
10 Say mê học tập 7 1.75
11 Ý định khác 0 0
Nhìn vào kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy có nhiều lí do để SV tiến hành tự học, nhưng một điều dễ nhận thấy: hầu hết nhu cầu, động cơ tự học của SV còn mang tính hình thức, đối phó, chưa xuất phát từ thực tế đòi hỏi của phương thức đào tạo TC; SV chưa định hướng được động cơ tự học gắn liền với việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập của mình và khả năng đáp ứng cho ngành nghề đã lựa chọn trong tương lai; chưa đúng với tinh thần của đào tạo theo HTTC: giảm sự nhồi nhét kiến thức của GV, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của người học, hướng đến 4 trụ cột giáo dục của UNESCO đề ra (Học để biết; Học để làm; Học cách chung sống; Học để làm người).
2.3.1.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch học tập gắn với hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh Phương thức đào tạo TC tạo điều kiện cho mỗi SV có thể tự xây dựng một tiến
độ học tập riêng trong khung thời gian cho phép đối với bậc học tương ứng; SV có thể lựa chọn môn học thích hợp với sở thích, khả năng trong số các môn học tự chọn. Điều này đòi hỏi SV phải xây dựng và đăng kí kế hoạch học tập gắn liền với HĐTH cụ thể để hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường và nguyện vọng của bản thân.
Kết quả học tập của SV phụ thuộc khá nhiều vào việc lập kế hoạch tự học, vào việc SV xác định khối lượng tri thức cần tiếp thu và khoảng thời gian cần để lĩnh hội những tri thức đó, đồng thời đòi hỏi SV phải biết tổ chức lao động trí óc của mình một cách khoa học, hợp lí, nó phụ thuộc vào cách SV nhận thức tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tự học và kĩ năng lập kế hoạch của mình.
Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của việc xây dựng kế hoạch học tập của
sinh viên trong đào tạo theo HTTC
Biểu đồ 2.1 cho thấy rằng: Việc suy nghĩ, hoạch định kế hoạch học tập chung
cho toàn quá trình học được SV đánh giá là không quan trọng bằng việc xác định rõ những kĩ năng, kiến thức cần bổ sung, cần có kĩ năng mềm, ngoại ngữ, tin học
liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính tự học, tự rèn luyện tất cả những kĩ năng ấy như thế nào, vào học kì nào. Có 92% ý kiến cho rằng điều này rất quan trọng đối với SV. Lí giải cho điều này, SV đưa ra các ý kiến như: hầu hết SV nợ bằng, chưa ra trường là do thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, bố trí thời gian học chưa hợp lí, việc nợ môn học hay không theo kịp tiến trình là do chưa chú trọng đến kế hoạch chung cho toàn khóa. Từ đó chúng ta có thể thấy được các loại kế hoạch mà SV có thể xây dựng được.
Bảng 2.3. Các loại kế hoạch học tập gắn với tự học sinh viên biết cách xây dựng
TT Các loại kế hoạch Số lượng (400 SV) Tỉ lệ (%) 1 Kế hoạch năm 12 3.0 2 Kế hoạch tháng 41 10.25 3 Kế hoạch tuần 102 25.5 4 Kế hoạch ngày 245 61.25
Bảng 2.3 cho ta thấy: phần lớn SV biết lập kế hoạch ngày và tuần, số SV biết lập kế hoạch tháng và năm ít hơn; đặc biệt chỉ có 12/400 SV biết lập kế hoach năm chiếm 3% số người được hỏi. Kết quả này cho thấy chúng ta chưa chú trọng việc hướng dẫn SV lập kế hoạch tổng thể cho cả khóa học dẫn đến việc SV không chủ động trong hoạt động học tập, thường chủ quan, thong thả ở năm thứ nhất, thứ hai (chỉ học đủ 14 TC theo quy định, không có kế hoạch học vượt, học nâng điểm ...) và lo lắng, vội vã ở năm thứ ba và thứ tư khi còn nợ nhiều môn, đây cũng là hạn chế của các trường đại học trong quá trình chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo TC. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy mức độ sử dụng các loại kĩ năng lập kế hoạch cho HĐTH của SV qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các kĩ năng lập kế hoạch cho HĐTH của SV
TT Các loại kĩ năng cụ thể
Đánh giá của GV Tự đánh giá của SV
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
1 Phân tích đặc điểm tình hình 15 10 35 8.75
2 Xác định mục tiêu 22 14.6 50 12.5
3 Xác định hoạt động và nội dung các hoạt động
83 55.3 245 61.2
4 Xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động
13 8.66 33 8.25
5 Phân bố kế hoạch năm thành các kế hoạch cụ thể
9 6.0 21 5.25
6 Thực hiện kế hoạch dưới dạng sơ đồ
8 5.3 16 4.0
Qua bảng 2.4, chúng ta thấy có những điểm chung trong sự đánh giá mức độ sử dụng các kĩ năng lập kế hoạch cụ thể giữa GV và SV. Cả hai đều cho rằng kĩ năng xác định hoạt động và nội dung các hoạt động được SV sử dụng nhiều hơn (GV: 55.3%, SV: 61.2%), kĩ năng xác định mục tiêu đứng ở vị trí tiếp theo. Kết quả này phù hợp với nhận thức của SV về việc lập kế hoạch học tập, cũng như các loại kế hoạch mà SV có thể thực hiện. Tuy nhiên bảng số liệu cũng cho ta thấy, SV còn ít sử dụng, yếu trong việc xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động, phân bố kế hoạch năm thành các kế hoạch cụ thể, thực hiện kế hoạch dưới dạng các sơ đồ. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do SV chưa nhận thức được mức độ quan trọng của các kĩ năng và chưa có tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các kĩ năng ấy ở SV.
2.3.1.3. Thực trạng phương pháp tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh
Biểu đồ 2.2. Các phương pháp học tập của SV trong đào tạo theo HTTC
Đối với SV, khó nhất của học theo TC là phải áp dụng phương pháp học tập
tích cực, đó là phải tự học và học theo nội dung cốt lõi là chính. Từ biểu đồ 2.2 cho thấy có 256/400 SV lựa chọn phương pháp học tập này. Đây cũng là sự lựa chọn cao nhất trong các phương pháp học tập. Trong giờ lí thuyết chủ yếu là nghe, viết và suy ngẫm (208/400 lựa chọn), giờ thảo luận phải nói nhiều và tranh luận (168/400 lựa chọn). Trong quá trình học, phương pháp ưu tiên đặt câu hỏi hơn là trả lời cũng như phương pháp hạn chế đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian lại được rất ít SV lựa chọn (67/400 lựa chọn). Điều này cho thấy SV chưa áp dụng được nhiều phương pháp học tập trong phương thức đào tạo TC và nó ảnh hưởng tới phương pháp tự học của SV qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.3. Mức độ sử dụng các phương pháp tự học của SV trong đào tạo
2.3.1.4. Thực trạng sử dụng tài liệu tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh
Tài liệu phục vụ cho HĐTH của SV là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng tự học. Trong đào tạo theo HTTC, tài liệu học tập thường được GV giới thiệu ngay trong đề cương chi tiết học phần và trong mỗi nội dung bài giảng đều yêu cầu SV phải đọc trước tài liệu cụ thể với số trang xác định. Nếu SV không đọc trước tài liệu sẽ không nắm được tinh thần của bài giảng, nội dung cốt lõi vấn đề vì có những phần GV sẽ bỏ qua hoặc không đề cập tới do đã hướng dẫn SV tự học. Ngoài ra, SV phải chủ động tìm các nguồn tài liệu khác phục vụ cho quá trình học tập, mở rộng vốn kiến thức và tính hiện đại của tri thức, vốn sống qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Do vậy, mỗi SV phải có phương pháp sử dụng các loại tài liệu khác nhau khoa học, hợp lí để nhanh chóng nắm bắt vấn đề, tránh lãng phí thời gian mò mẫm giữa lượng thông tin lớn mà không biết đâu là vấn đề liên quan, trọng tâm; nhưng điều này không hề đơn giản, không phải SV nào cũng làm được.
Biểu đồ 2.4. Phương pháp sử dụng các loại tài liệu trong quá trình tự học của sinh viên
Biểu đồ 2.4 cho chúng ta thấy: đa số SV sử dụng bài giảng (388/400 SV) và giáo trình do GV cung cấp (391/400SV). Gần 50% SV (198/400SV) tìm đọc các tài liệu tham khảo do GV cung cấp, trong đó internet là công cụ quan trọng để SV tìm đọc các tài liệu có liên quan. Việc tìm đọc các tài liệu liên quan đến câu hỏi thi là phổ biến đối với SV (390/400 người trả lời), bởi lẽ điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả thi và học tập. Chỉ có 10% (40/400) ý kiến trả lời là có tìm đọc các tài liệu mở rộng ngoài những tài liệu GV yêu cầu, các tài liệu này thường là tạp chí khoa học, tham luận hội thảo và các bài viết trên các tờ báo.
2.3.2. Thực trạng quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh
Khảo sát 40 CBQL và 150 GV nhà trường về các vấn đề: nhận thức, vai trò, ý nghĩa, các biện pháp chỉ đạo, tổ chức tiến hành quản lí và những khó khăn trong công tác quản lí HĐTH của SV trong đào tạo theo HTTC cho kết quả như sau.
2.3.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên về hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh
Quản lí là một trong 5 nhân tố của phát triển: Vốn, nguồn lao động, khoa học kĩ
thuật, giao lưu và quản lí. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta cũng đã nêu ra 5 nhân tố: Con người - vị trí địa lí - tài nguyên - khoa học kĩ thuật - nguồn lực nước ngoài. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với GD Việt Nam khi chúng ta coi đổi mới QLGD là khâu đột phá và người cán bộ quản lí (CBQL) là chủ thể của quá trình này, có vai trò ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giáo dục trong đó có vấn đề nhận thức của người CBQL về các hoạt động cơ bản trong quản lí nhà trường. “Hiệu trưởng là người có trách nhiệm chủ yếu quyết định trong nhà
trường làm cho nó tốt hay xấu” (Phạm Văn Đồng) [46; 62]. Nhận thức của CBQL
và GV trong công tác quản lí HĐTH của SV trong đào tạo theo HTTC là một yếu tố có ý nghĩa như vậy.
Đa số CBQL và GV đều thấy được vai trò, ý nghĩa của công tác quản lí HĐTH của SV đối với những mục tiêu trước mắt và lâu dài:
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL về ý nghĩa của công tác quản lí HĐTH của
SV trong đào tạo theo HTTC
TT Nội dung khảo sát
CBQL GV Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Hình thành tính kỉ luật, tự giác, thói quen và nề nếp học tập cho SV
32 80 120 80
2 Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
3 Rèn luyện cách học tập, làm việc, tư duy khoa học, tự học suốt đời
32 80 109 72.5
4 Hình thành và phát triển nhân cách SV 32 80 128 85 5 Tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách 28 70 98 65 Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy có 12.5% GV và 20% CBQL không nhận thức đúng về vai trò quản lí HĐTH khi xác định mức độ “không quan trọng” của quản lí HĐTH trong việc rèn luyện cách học tập, làm việc, tư duy khoa
học, kĩ năng tự học suốt đời cho SV. Và như vậy có nghĩa là họ chưa hiểu đúng tinh thần của tự học trong đào tạo theo HTTC.
2.3.2.2. Tìm hiểu mức độ thực hiện các giải pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh
* Về công tác quản lí: a, Tổng thể:
100% CBQL và GV tự đánh giá nhà trường đã trường xuyên tổ chức cho SV học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên có 12% GV cho rằng nhà trường chưa thực hiện đầy đủ biện pháp tổ chức cho SV tham quan nhà truyền thống để tìm hiểu thêm về lịch sử nhà trường và hệ thống quản lí; 7.5% GV cho rằng nhà trường chưa thực hiện biện pháp xây dựng bầu không khí thi đua tự học trong SV.
b, Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch tự học:
CBQL và GV thống nhất cao đối với công tác quản lí kế hoạch học kì và cả năm học; đối với kế hoạch tháng và kế hoạch tuần chưa được chú trọng trong khi 2 loại kế hoạch này lại rất gần gũi, thiết thực với SV. Đặc biệt, đối với kế hoạch tuần, 60% CBQL và 50% GV đánh giá tiến hành chưa thường xuyên; 62% CBQL và 47% GV đã quan tâm thường xuyên việc bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học của SV. Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế hoạch của SV còn nhiều hạn chế, các em chưa có kế hoạch tự học, hoặc kế hoạch tự học lập ra chỉ mang tính chất thủ tục, không khả thi nên rất khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả tự học không cao. Phần
lớn SV chỉ có thói quen học theo thời khóa biểu, hoặc chỉ tập trung học khi có bài kiểm tra, chuẩn bị thi học kì.
c, Hướng dẫn SV xây dựng nội dung tự học:
CBQL và GV thống nhất cao trong việc đánh giá các hoạt động: giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, bài tập; giao bài tập thực hành, chuẩn bị nội dung thảo luận ... cần làm “thường xuyên”. Đối với biện pháp hướng dẫn SV tập thiết kế bài học, làm báo cáo thuyết trình trên lớp được 98% CBQL và 53.5% GV đánh giá mức độ “chưa thường xuyên”.
d, Hướng dẫn SV phương pháp tự học: