Phương pháp học tập của HS

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực khám phá cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập hình học 10 (Trang 43)

- Nếu ABCD là hình bình hành thì uuuruuur uuur AB AD AC += (quy tắc hình bình hành)

G là trọng tâm tam giác ABC, với mọ iM ta có: MA MB MC uuuruuur uuur += 3M uuuur

1.4.5. Phương pháp học tập của HS

Phương pháp học của HS là một hệ thống những kỹ năng mang tính cá nhân cao. Tính cá nhân ở đây bị chi phối bởi nhân cách, mục đích học, tương quan của HS đó với môi trường xã hội. Đây là yếu tố làm cho phương pháp học không thể rập khuôn từ HS này sang HS khác. "Phương pháp học tốt giúp ta phát huy được tài năng vốn có, phương pháp học không tốt sẽ cản trở phát triển tài năng" (Penne, nhà sinh lý học người Pháp).

Thuyết phát triển mac-xit cho rằng con người không phải là khách thể thụ động của những yếu tố phát triển của nó, không phải là kết quả cơ học của di truyền bẩm sinh, của môi trường hay của sự phát triển chung của hai yếu tố đó. Theo thuyết này, con người tự tạo ra nhân cách của mình chủ yếu là bằng hoạt động tương tác tích cực với các điều kiện bên ngoài. Nhưng các điều kiện này không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua hoạt động của cá nhân làm hình thành nên nhân cách và từng thuộc tính của nhân cách đó.

Theo A.D. La Garandrie: “Mỗi người có thể có một vài hoặc tất cả các hoạt động trí óc. Có người có thể học thuộc lòng dễ dàng chỉ sau một vài lần lặp lại, nhưng có người dù lặp lại nhiều lần nhưng mỗi lần cần đến kiến thức đó lại phải tra cứu lại. Ngược lại có người tuy không nhớ máy móc được nhưng lại có óc lôgíc khá nhạy, họ có thể hay quên các công thức nhưng mỗi lần cần nhớ đến, họ có thể suy ra từ các công thức đã nhớ khác để nhớ lại công thức này, các thói quen này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của mỗi người”, [20, tr.123].

Vì vậy, trong quá trình dạy học, đặc biệt là hoạt động dạy HS giải toán, người thầy không nên ép buộc HS phải suy nghĩ theo thói quen suy nghĩ của mình. Mặt khác, cần chú ý bồi dưỡng, phát triển các thói quen chưa có hay còn yếu (như: thói quen gợi lại những cái cụ thể đã gặp, thói quen ghi nhớ, thói quen suy luận lôgic, thói quen tưởng tượng sáng tạo…) của các em, từ đó cũng góp

phần hình thành phương pháp học tập nói chung, phương pháp giải toán nói riêng cho các em.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực khám phá cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập hình học 10 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w