Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn tạ

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 55)

ti huyn Phú Lương - tnh Thái Nguyên

Qua xét nghiệm 512 mẫu phân lợn ở các lứa tuổi khác tại 3 xã của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên đã giúp chúng tôi xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn, đồng thời đây cũng là thông tin cần thiết cho chúng ta biết lợn nhiễm với mức độ nhiều hay ít, mức nguy hại mà giun tròn đã gây ra. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.2 và bảng 4.3:

Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn ở huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

(Qua xét nghiệm phân) STT Thành phần giun tròn Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Ascaris suum 512 57 11,13 2 Strongyloides ransomi 512 71 13.57 3 Trichocephalus suis 512 49 9,57 4 Oesophagostomum dentatum 512 53 10,35 Nhiễm từ 1 – 4 loài 512 186 36,33

Bảng 4.2 cho thấy: Trong 512 mẫu phân lợn được xét nghiệm, có 186 mẫu nhiễm giun tròn với tỷ lệ nhiễm chung là 36,33% .Trong đó: 57 mẫu nhiễm giun đũa (A. suum), 71 mẫu nhiễm giun lươn (S. ransomi), chiếm tỷ lệ là 13,57%; 49 mẫu nhiễm giun tóc (T. suis), chiếm tỷ lệ là 9,57%; 53 mẫu nhiễm giun kết hạt (O. dentatum), chiếm tỷ lệ là 10,35%.

Trong điều tra thực tế, chúng tôi thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều hộ chăn nuôi lợn đã biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật. Nhưng vẫn còn một số hộ gia đình vẫn theo

tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, điều kiện vệ sinh thú y kém, thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [5], tỷ lệ lợn bình thường nhiễm giun đũa, giun lươn, giun tóc, giun kết hạt lợn lần lượt là: 31,90%; 39,26%; 23,01% và 20,86%. Như vậy, kết quả của chúng tôi là thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả. Có thể là do đa phần người dân ở đây đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi do vậy tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp hơn.

Bảng 4.3: Cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn tại huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

(Qua xét nghiệm phân)

Thành phần loài giun tròn Số mẫu nhiễm (mẫu)

Cường độ nhiễm ( Trứng/g phân)

≤ 400 > 400 - 800 > 800 - 1200 > 1200 n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) A. suum 57 41 71,92 10 17,54 5 8,77 1 1,75 S. ransomi 71 50 70,42 13 18,31 7 9,86 1 1,41 T. suis 49 37 75,51 8 16,32 3 6,12 1 2,04 O. dentatum 53 39 73,58 10 18,87 4 7,55 0 0 Nhiễm từ 1 – 4 loài 186 167 89,78 41 22,04 19 10,22 3 1,61 Bảng 4.3 cho thấy:

+ Ở mức nhiễm nhẹ ta thấy: trong 167/186 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ cao

nhất (89,78%) có 41/57 mẫu nhiễm loài A. suum (chiếm 71,92%); có 37/49 mẫu nhiễm loài T. suis (chiếm 75,51%); có 50/71 mẫu nhiễm loài

S.ransomi (chiếm 70,42%) và 39/53 mẫu nhiễm loài O. dentatum

+ Ở mức nhiễm trung bình ta thấy: trong 41/186 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ (22,04%) có 10/57 mẫu nhiễm loài A. suum (chiếm 17,54%); có 8/49 mẫu nhiễm loài T. suis (chiếm 16,32%); có 13/71 mẫu nhiễm loài S. ransomi (chiếm 18,31%) và 10/53 mẫu nhiễm loài O. dentatum (chiếm 18,87%).

+ Ở mức nhiễm nặng ta thấy: trong 19/186 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ (10,22%) có 5/57 mẫu nhiễm loài A. suum (chiếm 8,77%); có 3/49 mẫu nhiễm loài T. suis (chiếm 6,12%); có 7/71 mẫu nhiễm loài S. ransomi (chiếm 9,86%) và 4/53 mẫu nhiễm loài O. dentatum (chiếm 7,55%).

+ Ở mức nhiễm rất nặng ta thấy: trong 19/416 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,57%) thì chỉ có 2 loài nhiễm đó là loài A. suum với 9/189 mẫu nhiễm (chiếm 4,76%) và loài T. suis với 10/163 mẫu nhiễm (chiếm 6,14%); không có mẫu nào nhiễm loài S. ransomi và O.dentatum.

Từ kết quả trên chúng tôi có nhận xét sau:

+ Lợn nuôi tại 3 xã của huyện Phú Lương nhiễm giun tròn chủ yếu ở mức độ nhẹ (89,78%) và trung bình (22,04%), nhiễm ít ở mức nặng (10.22%) và rất ít ở mức độ rất nặng (1,61%). Kết quả xét nghiệm phân kết hợp với quan sát lâm sàng cho thấy, lợn nhiễm giun tròn ở các mức độ khác nhau. Mức độ cảm nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi ký chủ, sự mẫn cảm cá biệt của từng ký chủ, sức đề kháng riêng của từng ký chủ, khả năng cảm nhiễm một số lượng lớn hoặc nhỏ ấu trùng gây nhiễm hoặc trứng có sức gây nhiễm, sự phân bố giun tròn và ký chủ ở từng địa bàn khác nhau.

+ Đối với mỗi loài giun tròn, cường độ nhiễm nhẹ và trung bình là chủ yếu, nhưng vì một lợn nhiễm từ một đến nhiều loài giun tròn nên cường độ nhiễm giun tròn chung lại cao.

Cùng với việc xét nghiệm phân chúng tôi tiến hành đồng thời việc mổ khám lợn để xác định được rõ hơn tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loại giun tròn. Qua mổ khám 171 con lợn từ trên 6 tháng tuổi chúng tôi thu thập kết quả và tổng hợp thành số liệu được thể hiện trong bảng 4.4

Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm chung các loại giun tròn đường tiêu hóa lợn ở huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

(Qua mổ khám ) STT Loài giun tròn Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (số lượng giun tròn /lợn) 1 A. suum 171 23 13,45 1 - 10 2 S. ransomi 171 12 7,02 2 - 72 3 T. suis 171 9 5,26 3 - 95 4 O. dentatum 171 11 6,43 1 - 68 Nhim t 1- 4 loài 171 55 32.16 1 - 95

Qua bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun ủa từng loại giun có sự khác nhau cụ thể như sau: Trong tổng số 171 lợn kiểm tra có 23 con nhiễm A. suum chiếm 13,45% với cường độ nhiễm từ 1 - 10 giun/lợn; S. ransomi có 12 con nhiễm, chiếm 7,02% với cường độ nhiễm từ 2 - 72 giun/lợn; có 9 con nhiễm

T. suis chiếm 5,26% với cường độ từ 3 - 95 giun/lợn; O. dentatum có tổng số con nhiễm là 11 con, chiếm 6,43% với cường độ nhiễm từ 1 - 68 giun/lợn.

Nguyễn Phước Tương (2002) [24] đã tổng hợp và đưa ra những dẫn liệu sau: Ở nước ta, kết quả điều tra mổ khám lợn từ những năm 1970 tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 13 - 43%. Như vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả tổng hợp tác giả.

4.1.3. T l nhim giun tròn đường tiêu hóa ln ti mt s xã ca huyn Phú Lương - tnh Thái Nguyên

Tại các địa bàn khác nhau, sự biến động về tỷ lệ nhiễm giun tròn cũng khác nhau. Bằng việc xét nghiệm các mẫu phân lợn được nuôi ở các xã Tức Tranh, Phú Đô, Phấn Mễ, chúng tôi đã xác định tỷ lệ nhiễm riêng của từng xã được thể hiện rõ trong bảng 4.5

Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

(Qua xét nghiệm phân)

Địa điểm (xã) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%)

Tỷ lệ nhiễm theo thành phần loài

A.suum S.ransomi T.suis O.dentatum

n % n % n % n %

Tức Tranh 170 61 32,79 19 11,18 23 13,53 16 9,41 17 10,00 Phú Đô 169 76 40,86 22 13,41 29 17,68 20 12,20 21 12,80 Phẫn Mễ 178 49 26,34 16 8,99 19 10,67 13 7,30 15 8,43

Tính chung 512 186 36,33 57 11,13 71 13,87 49 9,57 53 10,35

Qua bảng 4.5 cho thấy: Có 186 lợn nhiễm giun tròn trong tổng số 512 lợn kiểm tra. Tỷ lệ nhiễm chung là 36,33%, biến động từ 26,34 - 40,86% tùy theo địa phương và phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Tỷ lệ nhiễm từng loài giun tròn ở lợn tại các xã qua điều tra như sau:

Xã Tức Tranh có 61/170 lợn nhiễm chiếm 32,79%. Trong đó:

A. suum có 19 lợn nhiễm, chiếm 11,18%; S. ransomi có 23 lợn nhiễm, chiếm 13,53%; T. suis có 16 lợn nhiễm, chiếm 9,41%; O. dentatum có 17 con nhiễm chiếm 10%.

Xã Phú Đô có 76/164 lợn nhiễm chiếm 40,86%. Trong đó: A. suum có 22 lợn nhiễm, chiếm 13,41%; S.ransomi có 29 lợn nhiễm, chiếm 17,68%;

T. suis có 20 lợn nhiễm, chiếm 12,20%; O. dentatum có 21 con nhiễm chiếm 12,80%.

Xã Phấn Mễ có 49/178 lợn nhiễm chiếm 26,34%. Trong đó: A. suum có 16 lợn nhiễm, chiếm 8,99%; S.ransomi có 19 lợn nhiễm, chiếm 10,67%; T. Suis

có 13 lợn nhiễm, chiếm 7,30%; O. dentatum có 15 con nhiễm chiếm 8,43%.

Như vậy tỷ lệ nhiễm từng loại giun tròn ở lợn theo từng xã khác

nhau thì khác nhau: S.ransomi có tỷ lệ nhiễm chung cao nhất (13,87%),

nhiễm nhiều nhất là ở xã Phú Đô (17,68%), sau đến xã Tức Tranh (13,53%), thấp nhất là xã Phấn Mễ (10,67%); A. Suum có tỷ lệ nhiễm chung cao thứ 2 (11,13%), nhiễm cao nhất là ở xã Phú Đô (13,41%), thấp nhất là xã Phấn Mễ (8,99%). O. dentatum có tỷ lệ nhiễm chung cao thứ 3 (10,35%) , Phú Đô là xã có tỷ lệ nhiễm cao nhất (12,20%), thấp nhất là xã Phấn Mễ (8,43%); T. suis có tỷ lệ nhiễm chung thấp nhất (9,57%), nhiễm cao nhất là ở xã Phú Đô ( 12,20%), thấp nhất là xã Phấn Mễ (7,30%).

Như vậy, trong 3 xã nghiên cứu thì Phú Đô là xã có tỷ lệ nhiễm cao nhất (40,86%), sau đó là xã Tức Tranh (32,79%), nguyên nhân đây là xã vùng sâu vùng xa của huyện Phú Lương, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, phương thức chăn nuôi còn lạc hậu. Người dân chưa chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại đặc biệt là khâu thu dọn và ủ phân, chỉ có một số ít hộ dân đã chú ý đến công tác vệ sinh phòng bệnh, việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tròn nói riêng chưa được quan tâm đến, cho nên tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn cao hơn các xã khác. Ngoài ra do chuồng trại bị nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng không được sát trùng, tiêu độc triệt để, mặt khác thời tiết khí hậu nóng ẩm thích hợp cho trứng và ấu trùng giun phát triển, người dân có thói quen chăn lợn bằng rau sống không rửa sạch làm cho tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh đường tiêu hoá cao.

Xã Phấn Mễ có tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp nhất (26,34%) vì xã này nằm tiếp giáp với quốc lộ 1A và giáp với 2 thị trấn nên có điều kiện tiếp cận thông tin về khoa học, kỹ thuật chăn nuôi, người dân đã biết chú trọng đến việc phát triển

chăn nuôi, xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật nên tỷ lệ nhiễm giun tròn giảm so với xã Phú Đô và Tức Tranh.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978 [21], sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm các bệnh giun sán ở gia súc và gia cầm. Ngoài ra, còn phải kể đến các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, vệ sinh thức ăn nước uống và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia súc, gia cầm đối với giun sán.

Trong quá trình xét nghiệm phân, để xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chúng tôi kết hợp với việc tiến hành mổ khám 171 con lợn từ trên 6 tháng tuổi tại 3 xã. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.6

Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên

(Qua phương pháp mổ khám) Địa điểm (xã) Số mẫu kiểm tra (con) Số mẫu nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Tỷ lệ nhiễm theo thành phần loài

A. suum S. ransomi T. suis O. dentatum

n % n % n % n %

Tức Tranh 62 20 32,26 7 11,29 4 6,45 5 8,06 4 6,45 Phú Đô 58 23 39,66 12 20,69 6 10,34 3 5,17 2 3,45 Phấn Mễ 51 12 23,53 4 7,84 2 3,92 1 1,96 5 9,80

Tính chung 171 55 32,16 23 13,45 12 7,02 9 5,26 11 6,43

Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy:

+ Ở xã Tức Tranh, có 20/62 lợn nhiễm với tỷ lệ nhiễm 32,26%. Trong đó, 7/62 lợn nhiễm giun đũa chiếm 11,29%; 5/62 lợn nhiễm giun tóc chiếm 8,06%; lợn nhiễm giun lươn và giun kết hạt bằng nhau là 6,45%.

+ Ở xã Phú Đô có 23/58 lợn nhiễm với tỷ lệ 39,66%, có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Trong đó, 12/58 lợn nhiễm giun đũa chiếm 20,69%; 3/58 lợn nhiễm giun tóc chiếm 5,17%; 6/58 lợn nhiễm giun lươn chiếm 10,34% còn 2/58 lợn nhiễm giun kết hạt chiếm 3,45%.

+ Ở xã Phấn Mễ có 12/51 lợn nhiễm tương ứng 23,53% là xã có tỷ lệ nhiễm thấp nhất. Trong đó có: 4/51 lợn nhiễm giun đũa, tương ứng 7,84%; 1/51 lợn nhiễm giun tóc, tương ứng 1,96%; 2/51 lợn nhiễm giun lươn tương ứng 3,92%; và 5/51 lợn nhiễm giun kết hạt tương ứng 9,80%.

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)