Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 43)

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [13], điều tra mổ khám lợn ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung kết quả như sau: Tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa từ 13 - 43% với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0 - 21,5 con/lợn. Tỷ lệ nhiễm giun tóc từ 12,5 - 40,3%. Tác giả còn cho biết: Do giun tóc lợn và loài giun tóc gây bệnh cho người có rất nhiều điểm giống nhau về mặt hình thái. Do vậy, bệnh này ở lợn có thể lây sang người. Người có thể bị nhiễm giun tóc do nuốt trứng

giun tóc của lợn chứa ấu trùng. Sau khi vào ruột người, ấu trùng phát triển thành giun tóc trưởng thành cư trú ở ruột già và gây ra bệnh giun tóc ở người. Sau khi trứng giun tóc lợn được bài xuất ra ngoài qua phân người lại có khả năng gây nhiễm lại cho lợn (tỷ lệ trứng phát triển chỉ có 11% so với trứng giun tóc ký sinh ở lợn có tỷ lệ phát triển là 86%).

Chu Thị Thơm và cs (2006) [23] cho rằng, những bệnh ký sinh trùng, nhất là những bệnh giun sán thường gây bệnh mãn tính cho vật nuôi, làm sinh trưởng phát dục bị đình trệ, tăng trọng kém, tiêu tốn thức ăn tăng, tốn công chăm sóc, gây trở ngại đặc biệt cho gia súc vỗ béo. Riêng giun lươn làm tốc độ sinh trưởng của lợn con giảm tới 30- 35%.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [11] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun theo lứa tuổi lợn như: lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 46,9%; lợn 3 - 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 72,4%; lợn trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 73,3%.

Nguyễn Thị Kim Lan (2010) [6] đã nghiên cứu sự biến động nhiễm giun lươn S. ransomi theo tuổi lợn ở tỉnh Thái Nguyên cho kết quả: Lợn dưới 1 tháng tuổi nhiễm 58,09%; Lợn từ 1 - 2 tháng tuổi nhiễm 56,64%; Lợn từ 2 - 4 tháng tuổi nhiễm 46,97%; Lợn từ 4 - 6 tháng tuổi nhiễm 35,21%; Lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 20,22%; Đồng thời lợn dưới 1 tháng tuổi nhiễm nặng nhất (17,7% số nhiễm có 800 - 1000 trứng/g phân; 4,26% số nhiễm có trên 1000 trứng/g phân). Lợn 4 tháng tuổi trở lên hầu hết chỉ nhiễm nhẹ.

Theo Nguyễn Thị Lê (1998) [15], đặc tính thức ăn của vật chủ ảnh hưởng rất lớn tới ký sinh trùng đường ruột và nội ký sinh trùng khác theo hai hướng như thức ăn được nuốt vào từ đất hoặc cây cỏ đã bị nhiễm bẩn với các dạng ấu trùng cảm nhiễm mà các dạng ấu trùng này có thể thích nghi với đời sống ký sinh ở ruột. Mặt khác có thể thấy rằng thức ăn có thành phần hoá học giống với môi trường đường ruột tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh dưỡng của vật ký sinh.

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [13] đã điều tra ở một số cơ sở chăn nuôi và cho biết: Lợn nhiễm giun đũa nặng nhất vào tháng tuổi thứ tư và tháng tuổi thứ năm. Do vậy, phải nắm được sự biến động nhiễm giun sán theo tuổi để làm cơ sở cho kế hoạch tẩy giun sán và phòng trừ bệnh.

Một loạt công trình nghiên cứu về tác hại của giun đũa vơi cơ thể lợn đã được tiến hành, các tác giả đề thống nhất: tác dụng bám của giun, khi ấu trùng chui vào thành ruột, sự di hành của ấu trùng tạo ra các vết thương cho cơ thể lợn và đó chính là cửa ngõ xâm nhập của các bệnh khác, gây xuất huyết, hủy hoại tế bài gan. Giun trưởng thành gây tác hại ở ruột non, ngoài ra chúng còn tiết độc tố gây nhiêm độc thần kinh, làm con vật tê liệt hoặc hưng phấn (Phan Địch Lân và cs, 2005) [13].

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 43)