Cơ chế sinh bệnh của giun tròn đường tiêu hóa lợ n

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 33)

Ký sinh trùng tác động lên cơ thể vật chủ, đó là các tác động: tác động cơ giới, tác động chiếm đoạt, tác động đầu độc và tác động truyền bệnh. Chính những tác động này đã gây ra các biến đổi trong cơ thể vật nuôi làm cho các triệu chứng biểu hiện thường không rõ ràng và thường bị các triệu chứng khác che lấp, nên người ta thường ít quan tâm, để ý tới. Vì vậy, con vật nhiễm bệnh thường gieo rắc mầm bệnh ra bên ngoài, lây lan từ con này sang con khác, làm cho mầm bệnh có điều kiện phát sinh. Những con mắc bệnh thì cơ thể gầy còm, thiếu máu, giảm sức đề kháng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hiểu rõ hơn về các tác động này của từng bệnh giun tròn ở lợn ta cần nắm rõ cơ chế sinh bệnh của chúng sau đây:

* Bệnh giun đũa lợn

Theo Lê Văn Năm (2010) [19], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8], quá trình sinh bệnh của giun đũa gắn liền với chu trình phát triển sinh học của cả ấu trùng và của giun trưởng thành xảy ra ngay trong cơ thể.

Khi trứng xuống đến ruột non, ấu trùng được giải phóng, bám chặt vào niêm mạc ruột và phá vỡ cấu trúc niêm mạc ruột. Từ ruột chúng tới gan, ở đó chúng gây tác động cơ học làm xuất huyết gan và gây ra phản ứng bảo vệ của cơ thể vật chủ bằng việc tập trung các tế bào bạch cầu ái toan, tế bào viêm và mô liên kết, tạo ra các nốt trắng xám trong gan và các bề mặt gan làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Từ gan ấu trùng theo máu đến tim, phổi gây xuất huyết phổi, viêm phổi làm phổi trở nên lốm đốm, làm cho chức năng hô hấp của phổi bị rối loạn.

Trong quá trình di hành đến và đi, có rất nhiều ấu trùng bị tiêu diệt và bị phân hủy, tạo ra nhiều độc tố làm cơ thể bị dị ứng. Tác động phá hủy của độc tố còn làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như: cơ quan tạo máu (tủy xương), hệ thống miễn dịch, thần kinh.

Trong ruột, chúng phá hủy niêm mạc ruột gây ra viêm ruột, tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thứ phát làm cho quá trình đồng hóa và dị hóa bị phá vỡ. Trong nhiều trường hợp, chúng gây tắc ruột cơ học, gây chướng hơi, thậm chí thủng ruột và gây viêm phú mạc cấp dẫn đến lợn bị tử vong. Một số trường hợp khác, chúng chui vào ống mật, ống dẫn tụy làm tắc nghẽn mật và dịch tụy gây viêm cục bộ khiến lợn bị đau đớn và có thể đột tử.

Độc tố còn phá hủy các chức năng của các men tiêu hóa, các vitamin và các chất xúc tác khác khiến cho quá trình trao đổi chất bị rối loạn hoặc bị phá vỡ. Do đó, lợn bị giun trở nên còi cọc, xấu xí, giảm khả năng kháng bệnh và dễ mắc các bệnh thứ phát truyền nhiễm khác…

* Bệnh giun tóc ở lợn

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [7], giun T. suis ký sinh và gây bệnh ở ruột già của lợn, đặc biệt là manh tràng và kết tràng. Trong quá trình sinh bệnh ngoài tác động chiếm đoạt dinh dưỡng, giun T. suis còn gây tác hại nặng nề cho lợn:

- Tác hại cơ giới: theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10], phần đầu của giun cắm sâu vào thành ruột gây tổn thương, làm niêm mạc ruột già bị viêm và xuất huyết, gây rối loạn tiêu hóa, làm cho lợn có hội chứng hồng lị.

- Tác hại mang trùng: giun tóc ký sinh gây tổn thương, tạo điều kiện cho các nhân tố khác xâm nhập (xoắn khuẩn, phẩy khuẩn).

- Tác hại do độc tố: làm lợn gầy còm thiếu máu. * Bệnh giun lươn ở lợn

Pham Văn Khuê và cs (1996) [3] cho biết, bệnh lây nhiễm trực tiếp, không qua vật chủ trung gian. Ấu trùng có sức gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua 2 con đường: qua da và qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10], ấu trùng giun lươn có thể nhiễm qua nhau thai và qua bú sữa đầu.

Giun lươn ký sinh và gây bệnh ở ruột non của lợn.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [7], quá trình sinh bệnh, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của lợn, giun lươn còn gâu tác hại nặng nề cho lợn thông qua các tác động cơ giới, tác động đọc tố và tác động mang trùng.

Ấu trùng giun lươn chui qua da, qua mao mạch máu phổi, các phế nang, làm tổn thương tổ chức các cơ quan, gây viêm phổi. Giun trưởng thành sống trong niêm mạc ruột non gây viêm ruột, rối loạn tiêu hóa.

Trong quá trình sống ký sinh, giun lươn còn gây tác hại bằng độc tố của chúng gây cho lợn trúng độc, gầy còm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa.

Ấu trùng có thể mang vi khuẩn Samonella và E. coli từ bên ngoài, qua da ký chủ vào cơ thể ký chủ và gây bệnh. Ấu trùng giun lươn chui vào niêm mạc ruột gây tổn thương, phá vỡ phòng tuyến thượng bì. Khi ấu trùng xuyên qua da để lại các vết đỏ trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây nên các bệnh ghép khác với bệnh giun lươn.

* Bệnh giun kết hạt ở lợn

Cùng với những tác động cơ bản mà các loài giun tròn gây ra đối với cơ thể vật nuôi, giun kết hạt cũng không ngoại trừ tác động nào. Ấu trùng chui vào niêm mạc ruột tạo thành những hạt (u kén). Những hạt này thường bị mưng mủ do ấu trùng giun mang vi khuẩn vào (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [8].

Giun trưởng thành hút máu của ký chủ và ăn các tế bào niêm mạc ruột già làm cho con vật bị mất máu, loét niêm mạc gây rối loạn tiêu hoá nặng. Giun tiết độc tố gây trúng độc cho con vật, làm cho gia súc non chậm lớn, gia súc trưởng thành giảm khả năng sản xuất.

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 33)