Chẩn đoán bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 39)

Các tác giả Phan Địch Lân và cs (2005) [13] cho biết:

Việc chẩn đoán các bệnh giun tròn ở vật nuôi thường dựa vào các đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm phân và kiểm tra bệnh tích. Thông thường khi chẩn đoán hay dùng các phương pháp như: Phương pháp phù nổi Fulleborn, phương pháp Darling, phương pháp

Cherbovich, phương pháp Mc. Master, phương pháp chẩn đoán bằng kháng nguyên, phương pháp mổ khám tìm giun tròn.

Và tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp để chẩn đoán bệnh một cách nhanh và chính xác nhất.

* Đối với bệnh giun đũa lợn

Đối với lợn dưới 2 tháng tuổi: Lợn con theo mẹ thì giun đũa chưa đẻ trứng (60 - 62 ngày giun mới đẻ trứng). Vì vậy muốn chẩn đoán có thể mổ khám lợn rồi tìm ấu trùng ở phổi và gan. Phương pháp mổ khám toàn diện của Skijabin K. I. (1928) vẫn là phương pháp có độ chính xác cao nhất.

Đối với lợn trên 2 tháng tuổi: Kiểm tra thêm bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng (thông dụng nhất là phương pháp Fulleborn ) hoặc mổ khám để tìm giun đũa ở ruột non.

Ngoài ra chẩn đoán bệnh giun đũa còn sử dụng phương pháp biến thái nội bì. * Đối với bệnh giun kết hạt

Xét nghiệm phân tìm trứng giun kết hạt, nhưng phương pháp này ít có ý nghĩa vì trứng Oesophagostomum giống trứng các loại giun xoăn khác.

Nuôi trứng nở thành ấu trùng và kiểm tra trên kính hiển vi hình thái và cấu tạo của ấu trùng. Mổ khám kiểm tra bệnh tích (các u kén ở ruột), tìm giun trưởng thành.

* Đối với bệnh giun tóc lợn

Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun. Có thể mổ khám tìm giun và kiểm tra bệnh tích ở ruột già (manh tràng).

* Đối với bệnh giun lươn

Vì kích thước giun nhỏ nên phải có kỹ thuật mổ khám và thu thập giun sán tốt mới thấy được giun lươn. Do đó, phương pháp chẩn đoán chủ yếu là xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun lươn.

Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun lươn. Phải lấy phân tươi và kiểm tra ngay, vào mùa hè không để quá 5 - 6 giờ, mùa thu không quá 12 - 15 giờ.

Phân ly ấu trùng theo phương pháp Baerman với phân để khoảng 5 - 15 giờ, cho kết quả tốt.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [7] sử dụng các phương pháp: phương pháp Fullerborn đơn giản nhưng hiệu quả tốt và đếm trứng giun lươn trên buồng đếm Mc. Master để xác định cường độ nhiễm giun lươn.

2.1.2.5. Biện pháp phòng và trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn

Theo Skrjabin. KI (1977) [27], khi ta dùng thuốc điều trị bệnh cho một con vật thì đối với bản thân nó là điều trị ( làm cho nó khỏi bệnh), còn đối với những con vật khác thì đó là phòng bệnh vì chữa cho một con vật khỏi bệnh tức là đã loại trừ được một nguồn reo rắc mầm bệnh và làm cho môi trường không bị ô nhiễm mầm bệnh, do đó những con vật khác không bị mắc bệnh.

Như vậy chúng ta có thể thấy phòng bệnh hay điều trị bệnh đều quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh xảy ra vì vậy ta cần phải lưu tâm đến cả hai vấn đề này.

* Biện pháp phòng bệnh giun tròn

Đối với bệnh ký sinh trùng, việc phòng bệnh phải được tiến hành ở môi trường sống của ký sinh trùng. Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp: phòng bệnh đối với bản thân ký chủ và phòng bệnh đối với ngoại cảnh.

Biện pháp cụ thể sau:

+ Diệt căn bệnh trong cơ thể lợn: định kỳ tẩy giun cho lợn.

+ Diệt căn bệnh bên ngoài: ủ phân diệt trứng, diệt trứng bằng các biện pháp lý hóa, vệ sinh sạch sẽ khu chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, và cần chú ý tới vệ sinh thức ăn, nước uống.

Cũng với quan điểm trên Chu Thị Thơm và cs (2006) [23], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết, muốn phòng trừ các bệnh ký sinh trùng cần: diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn của chúng bằng các phương pháp hóa học và sinh vật. Và cần tránh không cho ký sinh trùng cảm nhiễm vào gia súc. Ngoài biện pháp phòng trừ tổng hợp nêu trên, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng vacxin trong việc phòng bệnh cho đàn lợn (vacxin đươc chế tạo bằng phương pháp phóng xạ).

* Điều trị bệnh giun tròn

Đối với mỗi loài vật nuôi có nhiều loại thuốc chống ký sinh trùng có thể sử dụng được. Tuy nhiên, sự lựa chọn loại thuốc phù hợp và có tác dụng tốt phải dựa trên các tiêu chuẩn: có hiệu quả cao, an toàn với vật nuôi, giá

thành hợp lý; đồng thời cũng dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng và xem xét tính kháng thuốc của ký sinh trùng.

Hiện nay một số hóa dược đang được sử dụng trong điều trị giun tròn có hiệu quả như:

+ Một số thuốc điều trị bệnh giun đũa: Levamisol, Ivermectin,

Albendazol, Hanmectin-25, Phenothiazin... (Phạm Đức Chương, 2003) [1] Sử dụng Levamisol (liều 7,5mg/kg TT), Hanmectin-25 (liều 0,3mg/kgTT) và

Dextomax (liều 0,3mg/kg TT) tẩy giun đũa A. Suum cho hiệu lực khá cao 93 -

100% và an toàn với lợn.

Sử dụng Albendazol với liều 5mg/kg TT, trộn thức ăn hoặc pha nước uống có tác dụng tẩy giun đạt 100% (với 1 liều duy nhất) và không gây phản ứng phụ kể cả khi dùng với liều gấp đôi.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [11], sử dụng Ivermectin với liều 0,2mg/kg TT, tiêm dưới da cho lợn 1 - 2 lần, cách nhau 2 ngày. Tỉ lệ tẩy sạch giun đũa đạt trên 90%.

+ Một số thuốc điều trị bệnh giun tóc: Tetramizol, Hanmectin-25,

Tayzu, Fenbendazol, Ivermectin, Ivocip...

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [7] và một số tác giả khi nghiên cứu đã điều trị như sau: khuyên dùng một trong số các hóa dược sau: Levamisol : liều 7,5 mg/kg TT hoặc Ivermectin: liều 0,3mg/kg TT. Trong thời gian điều trị cần chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Dùng Tayzu liều 4g/kg TT, trộn vào thức ăn để tẩy giun tóc. Còn Nguyễn Đức Lương và cs (2000) cũng khuyên dùng 1 trong các loại thuốc sau: Hanmectin-25 (tên khác Ivomec, Dectomax) với liều 1,2 ml/kg TT; Menbendazol 10% ( tên khác Menbenvet 10%) liều 2g/kg TT.

Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [7], có dùng thuốc Ivocip - sản phẩm của công ty CIPLA LTD (thành phần chính là Invermectin base ) sử dụng tẩy giun tóc cho hiệu quả cao với 1 liều duy nhất (liều 1ml/33kg TT).

* Một số thuốc điều trị bệnh giun lươn: Levamizol, Mebendazol,

Ivermectin, Tetramizol, Tayzu, Hanmectin-25...

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10] sử dụng Ivermectin liều 0,3mg/kg TT, tiêm cho lợn mẹ trước khi đẻ 1 - 2 tuần để phòng bệnh giun lươn truyền từ lợn nái sang lợn con. Trong thời gian điều trị cần chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tốt, thuốc dùng 2 liều, tiêm cách nhau 1 - 2 ngày.

Cũng theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10], tác giả đã dùng Tetramizol có hoạt tính cao với giun lươn trưởng thành cũng như ấu trùng. Tác dụng làm tê liệt hệ thống thần kinh của giun và tăng nhu động ruột đẩy giun ra ngoài.

Levamizol có hiệu lực cao khi tẩy giun lươn cho lợn, thời điểm sạch giun bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi tẩy.

Phạm Đức Chương và cs (2003) [1] dùng liều 1,2ml/10kg TT thuốc

Hanmectin-25 trong điều trị bệnh giun lươn cho hiệu quả cao. Nhưng theo Đoàn Thị Phương và cs (2010) [20] dùng với liều 0,3mg/kg TT cho hiệu lực tẩy đạt 97,93%.

* Một số thuốc điều trị bệnh giun kết hạt:

Chu Thị Thơm và cs (2006) [23] cũng cho biết để điều trị giun kết hạt cho lợn thường dùng các loại thuốc thông thường như Hanmectin-25,

Levamizol, Mebendazol… đều cho hiệu lực tẩy cao.

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)