Theo Miaxinikova E.A và Agrinzonxki P.A (1933) chứng minh lợn con 3 tháng tuổi mắc bệnh giun đũa tăng trọng không bằng 1/3 lợn khỏe.
Holmqvis A. và cs (2002) cho rằng, A. suum ở lợn rất giống A. lumbricoides ở người. Trứng giun đũa lợn có sức đề kháng cao với ngoại cảnh.
Urquahart và cs (1996) [30] cho biết, thời gian nở của trứng giun lươn có liên quan đến nhiệt độ: Ở nhiệt độ 20 - 300C, mất 5 - 6 giờ trứng nở thành ấu trùng. Ở nhiệt độ 10 - 120C, mất 15 giờ, nhiệt độ thấp làm cho trứng ngừng phát triển. Ở nhiệt độ - 90
C và trên 500C làm cho trứng bị chết.
Theo Bowman D.D (1999) [28], những tổn thương do giun lươn gây ra ở ruột non cũng như tác động của độc tố đã đẫn đến quá trình viêm và rối loạn chức năng tiêu hoá. Triệu chứng phụ thuộc vào cường độ nhiễm. Nếu bệnh nhẹ có thể triệu chứng không thể hiện rõ, khi lợn bị nhiễm nặng thì thấy ỉa chảy, mệt mỏi, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, con vật chậm lớn, có thể dẫn đến kiệt sức và chết.
Ledend S. shapiro (2005) cho rằng, T. suis ký sinh ở lợn làm niêm mạc ruột bị tổn thương, gây xuất huyết, lợn bị bệnh có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra trứng giun có thể tồn tại trong đất. Khi lợn ăn phải trứng này, ở trong ruột nở ra và ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành sau 4 – 5 tuần. Vì vậy, lợn cần được tẩy giun định kỳ.
Nghiên cứu ảnh hưởng của giun T. suis và A. suum trên 62 lợn trên 10 tuần tuổi Pederen S. và cs (2001) cho thấy rằng, giun T. suis và A. suum ký sinh đã làm cho cơ thể lợn thiếu sắt, ngoài ra số lượng hồng cầu trong máu của những lợn này giảm thấp.
Khi mổ khám những lợn bị bệnh giun T. suis, Rutter J. M. và cs (1974) [31] thấy các bệnh tích: viêm ruột tăng sinh trong hầu hết các trường hợp, thành ruột già dày lên và phù thũng, trong ruột chứa chất nhày, máu và các tế bào bong ra từ lớp niêm mạc
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8] cho biết:
+ Hiraishi (1928), Boer (1935) đã gây nhiễm giun đũa người cho lợn khi lợn ăn thiếu Vitamin A. Soulsby (1961) đã gây nhiễm cho lợn mới đẻ không được bú sữa đầu đối với trứng giun đũa người.
+ Takate (1951) lấy trứng giun đũa lợn gây nhiễm cho 19 người lớn thì có 7 người bị nhiễm. Theo Mozogovoi (1953) thì ngoài người ra còn 10 loài động vật khác như lợn, chó… cũng nhiễm giun đũa người.
Jarvis Toivo, Magi Erika (2007) [29] nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia thấy tỷ lệ nhiễm các loài như
sau: Oesophagostomum spp. 64%, Trichuris suis 21%, Metastrongylus sp. 7% và Eimeria spp. 100%.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU