Sức đề kháng của trứng và ấu trùng giun tròn

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 30)

Lê Văn Năm (2010) [19] nhận xét rằng: Do cấu tạo của trứng giun có 4 lớp vỏ, khả năng gây bệnh của chúng vẫn giữ nguyên ở nhiệt độ từ - 270C đến 330C, nên trứng giun rất khó bị tiêu diệt. Trứng giun chỉ bị chết ở nhiệt độ trên 600C, trong 5% Creysyl, 3% Lysol hay 10% nước vôi tôi...

Ở nhiệt độ 45 - 500C chết trong nửa giờ, nước nóng 600C diệt trứng trong 5 phút, nước 700C chỉ cần 1 - 10 giây. Vì vậy ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học sẽ diệt được trứng giun đũa.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], trứng giun đũa có sức đề kháng rất cao do có 4 lớp vỏ dày, trong điều kiện tự nhiên sống được 1 - 2 năm, có sức đề kháng mạnh với một số chất hoá học như Formol 2%, Creolin 3%, H2SO4, NaOH 2%.

Ở nhiệt độ 45 - 500C chết trong nửa giờ, nước nóng 600C diệt trứng trong 5 phút, nước 700C chỉ cần 1 - 10 giây. Vì vậy ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học sẽ diệt được trứng giun đũa.

Sức đề kháng của trứng giun kết hạt ở nhiệt độ 5 - 90C trứng ngừng phát triển, ở nhiệt độ 350C trứng bị chết. Gặp điều kiện thích hợp trứng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trên dưới một tuần.

Theo Phạm Sỹ Lăng (1997) [10], ấu trùng Oesophagostomum dentatum có sức đề kháng tốt với nhiệt độ, để ở - 190

C → - 290C qua 10 ngày vẫn sống và sẽ chết cũng để ở nhiệt độ - 190

C → - 290C đến 31 ngày, để ở nhiệt độ phòng bình thường ấu trùng có thể sống 1 năm. Ấu trùng rất nhạy cảm với khô ráo.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [12] cho biết, Các chất sát trùng như dung dịch NaOH 2%, Cresyl 3%, nước vôi 10% diệt được trứng tóc. Ngoài ra,

trứng giun tóc còn bị diệt dưới tác dụng của ủ phân nhiệt sinh học sau 3 - 4 tuần ủ phân (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996) [14].

Trứng giun lươn có sức đề kháng yếu ở nhiệt độ thấp trứng ngừng phát triển. Ở trên 500

C và - 90C trứng bị chết. Ấu trùng gây nhiễm sống ở nơi ẩm ướt được 2 tháng, không sống được ở nơi khô hạn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006) [10].

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2010) [6] cho biết: Thời gian trứng giun lươn nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh trong mùa đông là 3 - 5 ngày, mùa hè là 2 - 4 ngày. Thời gian sống của ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh trong mùa đông là 15 - 25 ngày, mùa hè là 20 - 35 ngày.

Một phần của tài liệu Những biến động về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và sử dụng Hanmectin-25 điều trị. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)