Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng TSNH củacông tyCổ phần Xây dựng-Thương mại Vietincom giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng- Thương mại VIETINCOM (Trang 34)

- Cơ cấu TSNH khác

2.2.3.Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng TSNH củacông tyCổ phần Xây dựng-Thương mại Vietincom giai đoạn 2011-

2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Năm 2011, hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,63 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bởi 1,63 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,56 lần, tƣơng ứng giảm 0,07 lần. Điều này có nghĩa là một đồng nợ ngăn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bằng 1,56 đồng nợ ngắn hạn, tƣơng ứng giảm 0,07 đồng so với năm 2011. Do nguồn vốn chủ sở hữu không đủ lớn để tài trợ cho các dự án, mặt khác, công ty muốn sử dụng đòn bảy tài chính để tăng khả năng sinh lời của mình nên trong năm 2012 công ty tích cực huy động và sử dụng nguồn vốn nợ từ bên ngoài để đầu tƣ cho các công trình xây dựng nhà ở dân dụng và nhà chung cƣ khiến cho nợ ngắn hạn tăng đến 70,38% so với năm 2011.

35

Bảng 2.2Khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng Mại Vietincom giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1.Tài sản ngắn hạn Triệu VNĐ 47.513,59 25.205,79 15.421,20 22307,80 88,50 9784,59 63,45 2.Nợ ngắn hạn Triệu VNĐ 13.208,92 16.115,63 9.458,60 (2906,71) (18,04) 6657,03 70,38 3.Hàng tồn kho Triệu VNĐ 13.539,39 16.278,53 9.393,28 (2739,14) (16,83) 6885,25 73,30 4.Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền Triệu VNĐ 19.173,90 1.182,55 1.485,66 17991,35 1521,40 (303,11) (20,40) 5.Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 3,60 1,56 1,63 2,03 (0,07) 6.Hệ số thanh toán nhanh Lần 2,57 0,55 0,64 2,02 (0,08) 7.Hệ số thanh toán tức thời Lần 1,45 0,07 0,16 1,38 (0,08)

Trong khi đó, việc công ty nới lỏng chính sách tín dụng cùng với việc tham gia vào dự án GEMEK TOWER đã khiến cho các khoản phải thu khách hàng tăng 67,89% và hàng tồn kho tăng 73,3%, từ đó làm tài sản ngắn hạn tăng lên 63,45% so với năm 2011. Tuy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn khá lớn nhƣng vẫn không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn làm giảm khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Tuy vẫn bảo đảm khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là tốt nhƣng chỉ tiêu này vẫn chƣa nằm trong hệ số an toàn (lớn hơn 2), nên khi tất cả các khoản nợ đều đến hạn thanh toán ngay thì có thể công ty sẽ phải bán một phần nào đó tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ, nhƣ vậy hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị gián đoạn và gặp nhiều khó khăn.

Năm 2013, khả năng thanh toán hiện hành tăng mạnh lên 3,6 lần, tƣơng ứng tăng 2,03 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bằng 3,6 đồng tài sản ngắn hạn, tƣơng ứng tăng 2,03 đồng so với năm trƣớc, điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhƣ đã giải thích ở mục 2.2.1, do trong năm 2013 công ty nhận đƣợc nhiều hợp đồng xây dựng và hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng nên lƣợng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng mạnh lên 1.521,4% so với năm 2012, mặt khác, công ty vẫn tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng nên các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên 98,25%, từ đó làm tài sản ngắn hạn tăng lên đến 88,5% so với năm 2012. Trong khi đó những khó khăn trong việc huy động vốn đã khiến nợ ngắn hạn sụt giảm 18,04% so với năm 2012. Tài sản ngắn hạn tăng mạnh nhƣng nợ ngắn hạn lại giảm khiến cho khả năng thanh toán hiện hành tăng nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Cổ Phần Xây dựng - Thƣơng mại Vietincom trong hai năm 2011 và 2012 đƣợc coi là khá tốt nhƣng tới năm 2013 lại quá cao, với lƣợng tài sản ngắn hạn này công ty đủ sức thanh toán một khoản nợ lớn gấp 3,6 lần khoản nợ ngắn hạn hiện tại. Do đó, trong tƣơng lai để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty có thể đầu tƣ thêm vào lĩnh vực tài chính hoặc đầu tƣ mua mới tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, với lƣợng tài sản ngắn hạn nhiều nhƣ vậy, công ty có thể tăng cƣờng huy động nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài để mở rông quy mô hoạt động, nhƣ vậy vừa tiết kiệm chi phí sử dụng vốn vừa tăng khả năng sinh lời cho công ty.

Hệ số thanh toán nhanh

Năm 2011, hệ số thanh toán nhanhcủa công ty là 0,64lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bởi 0,64 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,55 lần, tƣơng ứng giảm 0,08 lần, điều này có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bằng 0,55 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho, tƣơng ứng giảm 0,08

37

đồng so với năm 2011. Nhƣ phần trên đã giải thích, năm 2012 công ty bắt đầu tham gia vào dự án xây dựng tổ hợp tòa nhà GEMEK TOWER, đây là dự án lớn nhất từ trƣớc đến nay của công ty nên thời gian thi công và quyết toán rất dài. Chính vì vậy, hàng tồn kho của công ty đặc biệt là chi phí xây dựng dở dang đã tăng mạnh lên 71,01% so với năm trƣớc.Hơn nữa, để chuẩn bị cho dự án GEMEK TOWER công ty đã tăng lƣợng nguyên vật liệu dự trữ trong kho lên 102,69%, góp phần làm lƣợng hàng tồn kho trong năm 2012 tăng lên 73,3%. Do giá trị của hàng tồn kho quá lớn nên phần tài sản ngắn hạn còn lại đã giảm rất nhiều sau khi loại bỏ hàng tồn kho, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên đến 70,38% làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống. Khả năng thanh toán nhanh của công ty trong hai năm 2011 và 2012 đều nhỏ hơn 1, cho thấy công ty sẽ phải thanh lý bớt một phần lƣợng hàng tồn kho để có thể thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn. Điều này ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhƣ đã phân tích ở mục 2.2.1, năm 2013, lƣợng hàng tồn kho của công ty đã giảm đi 16,83%,trong khi đó, công ty vẫn tiếp tục đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn khiến TSNH tăng lên 88,5%, đồng thời nợ ngắn hạn trong năm này cũng giảm 18,04% khiến cho khả năng thanh toán nhanh tăng mạnh lên 2,57 lần. Nghĩa là năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 2,57 đồng tài sản ngắn hạn mà không phải bán bớt kho đi, tƣơng ứng tăng 2,02 đồng so với năm 2012. Khả năng thanh toán nhanh của công ty lúc này là rất tốt đủ để đảm bảo sự tin tƣởng cho các nhà đầu tƣ khi công ty muốn đi vay thêm vốn. Chính vì vậy, trong tƣơng lai, nếu công ty muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài sẽ không quá khó khăn và cũng không ảnh hƣởng nhiều đến cân bằng tài chính của công ty.

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty biến động thất thƣờng,giảm vào năm 2012, và tăng mạnh vào cuối năm 2013. Hệ số này cuối năm 2011 là 0,16 lần, đến cuối năm 2012 hệ số KNTT tức thời giảm còn 0,07 lần, tƣớng ứng giảm 0,08 lần so với năm 2011. Nghĩa là vào năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn chỉ đƣợc đảm bảo bằng 0,07 đồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, tƣớng ứng giảm 0,08 đồng so với năm 2011. Nhƣ đã phân tích ở trên, năm 2012, công ty đã dùngmột lƣợng tiền lớn để mua mới thiết bị vật tƣ nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh nên lƣợng tiền mặt đã giảm 20,4%, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng lên đến 70,38% khiến cho khả năng thanh toán nhanh sụt giảm nghiêm trọng. Nhƣ vậy,khả năng thanh toán tức thời của công ty thấp trong 2 năm 2011 và 2012, điều này ảnh hƣởng tới việc chi trả nợ và uy tín của công ty, cho thấy công ty không dự trữ nhiều lƣợng tiền mặt tại ngân quỹ trong hai năm này.

Cuối năm 2013, hệ số KNTT tức thời lại tăng đột biến và đạt mức 1,45 lần, tƣơng ứng tăng 1,38 lần so với năm 2012. Nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 1,45 đồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, tƣơng ứng tăng 1,38 đồng so với năm 2012. Nhƣ đã phân tích ở mục 2.2.1, nguyên nhân của sự tăng lên đột biến này chủ yếu là do lƣợng tiền mặt tại quỹ của công ty đã tăng đến 1.521,4% khi công ty nhận đƣợc nhiều hợp đồng xây dựng và hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu xây dựng hơn năm trƣớc. Hệ số thanh toán tức thời của công ty tăng lên cho thấy công ty đã có sự chú trọng tới khả năng thánh toán của mình. Tuy nhiên, lƣợng tiền mặt tại quỹ quá lớn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn và phát sinh chi phí quản lý, chi phí cơ hội do không đƣợc đƣa vào đầu tƣ sinh lời, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty. Chính vì vậy, công ty nên có chính sách sử dụng tiền mặt hiệu quả để xác định chính xác nhu cầu dự trữ tiền mặt của công ty, nhằm nâng cao hiệu qur sử dụng TSNH, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu tổng quát

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn của công ty giảm liên tiếp trong ba năm 2011- 2013. Năm 2011, sức sản xuất của TSNH là 0,65 vòng cho biết một đồng TSNH đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 0,65 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,54 vòng, tƣơng ứng giảm 0,11 vòng so với năm 2011. Điều này có nghĩa là cứ một đồng tài sản ngắn hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra đƣợc 0,54 đồng doanh thu thuần, giảm 0,11 đồng so với năm 2011.Do nới lỏng chính sách tín dụng công ty có đƣợc nhiều hợp đồng xây dựng và hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng hơn vì vậy doanh thu thuần của công ty năm 2012 đã tăng lên 13.614,02 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 35,47% so với năm 2011.Tuy nhiênnhƣ phân tích ở các phần trên cho thấy tài sản ngắn hạn trong năm này đã tăng 63,45%, nhanh hơn nhiều tốc độ tăng của doanh thu thuần khiến cho sức sản xuất của tài sản ngắn hạn giảm xuống.

39

Bảng 2.3 Nhóm chỉ tiêu tổng quát về hiệu quả sử dụng của công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại Vietincom giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm

2012

Năm 2011

Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

Lợi nhuận sau thuế Đồng 60,35 67,63 46,62 (7,28) (10,76) 21,01 45,07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TSNH Đồng 47.513,59 25.205,79 15.421,20 22.307,80 88,50 9.784,59 63,45

Doanh thu thuần Đồng 13.535,15 13.614,02 10.049,68 (78,87) (0,58) 3.564,34 35,47

Sức sản xuất của TSNH Vòng 0,28 0,54 0,65 (0,26) (0,11)

Suất hao phí TSNH so với

doanh thu Lần 3,51 1,85 1,53 1,66 0,32

Suất hao phí TSNH so với lợi

nhuận sau thuế Lần 787,30 372,70 330,79 414,60 41,92

Tỷ suất sinh lời của TSNH % 0,13 0,27 0,30 (0,14) (0,03)

Năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh xuống còn 0,28 vòng, tƣơng ứng giảm 0,26 vòng so với năm 2012. Nghĩa là lúc này một đồng vốn đầu tƣ cho tài sản ngắn hạn chỉ thu đƣợc về 0,28 đồng doanh thu thuần, giảm 0,26 đồng so với năm 2012. Tuy thị trƣờng bất động sản trong năm này đã dần ấm lên khiến các hoạt động mua bán, đấu thầu, xây dựng,.. trở lên sôi động hơn nhƣng kéo theo đó những công ty xây dựng vốn chỉ hoạt động cầm chừng trong giai đoạn thị trƣờng bất động sản đóng băng đã tận dụng mọi cơ hội để thoát khỏi tình trạng làm ăn trì trệ. Vì vậy, sự cạnh tranh mà công ty Cổ phần Xây dựng – Thƣơng mại Vietincom gặp phải trong năm 2013 rất lớn, từ đó làm doanh thu thuần giảm mất 78,87 triệu đồng, tƣớng ứng giảm 0,58%. Trong khi đó, nhƣ đã phân tích ở trên, tài sản ngắn hạn lại tăng đến 88,5% khiến cho sức sản xuất của tài sản ngắn hạn giảm mạnh.

Nhƣ vậy, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn của công ty trong ba năm đều rất thấp và luôn có chiều hƣớng giảm phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng kém. Điều này cho thấy năm nào công ty cũng tăng cƣờng đầu tƣ cho tài sản ngắn hạn nhƣng doanh thu thu về trên một đồng tài sản ngắn hạn lại ngày càng thấp, tài sản ngắn hạn của công ty đang đƣợc sử dụng một cách không hợp lý, gây lãng phí và giảm khả năng sinh lời cho công ty.

Suất hao phí tài sản ngắn hạn so với doanh thu

Suất hao phí tài sản ngắn hạn so với doanh thu lại tăng lên khá nhanh trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, suất hao phí của tài sản ngắn hạn là 1,53 lần nhƣng đến năm 2012 đã tăng lên 0,32 lần và đạt mức 1,85 lần. Nghĩa là để tạo ra đƣợc một đồng doanh thu thuần năm 2011 công ty cần đầu tƣ 1,53 đồng TSNH vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đến năm 2012 công ty cần đầu tƣ đến 1,85 đồng tài sản ngắn hạn, tƣơng ứng tăng 0,32 đồng so với năm 2011. Sự gia tăng này là do: Nhƣ vừa phân tích, năm 2012 công ty nhận đƣợc nhiều hợp đồng xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng hơn khiến doanh thua thuần tăng 35,37% nhƣng mức tăng của doanh thu thuần lại chậm hơn nhiều với tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn là 63,45% khiến cho suất hao phí TSNH so với doanh thu tăng lên.

Chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng lên đến 3,51 lần vào năm 2013, tƣớng ứng tăng 1,66 lần so với năm 2012. Nghĩa là trong năm 2013 để có đƣợc một đồng doanh thu thuần công ty mất đến 3,51 đồng tài sản ngắn hạn, tƣơng ứng tăng 1,66 đồng so với năm 2012. Nhƣ đã giải thích ở trên, do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ trên thị trƣờng nên doanh thu thuần của công ty năm 2013 đã giảm mất 0,58%. Tuy tài sản ngắn hạn vẫn đƣợc chú trọng đầu tƣ và đã tăng lên 88,5% so với năm 2012 nhƣng doanh thu thuần lại giảm khiến cho suất hao phí tài sản ngắn hạn so với doanh thu tăng lên. Nhƣ vậy công ty đang cần nhiều tài sản ngắn hạn hơn để tạo ra cùng một mức

41

doanh thu so với các năm trƣớc. Mặc dù quy mô công ty ngày càng tăng nhƣng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại không đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đặt ra dohiệu quả sử dụng TSNH của công ty ngày càng kém hiệu quả. Từ đó cho thấy công ty chỉ chú trọng đầu tƣ mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn mà không có chính sách sử dụng lƣợng TSNH đấy hiệu quả, gây tình trạng lãng phí, ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng của công ty.

Suất hao phí tài sản ngắn hạn trên lợi nhuận sau thuế

Suất hao phí tài sản ngắn hạn trên lợi nhuận sau thuế của công ty trong ba năm đều rất lớn và ngày càng có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2011, suất hao phí của lợi nhuận sau thuế là 330,79đồng, tức là để có một đồng lợi nhuận sau thuế công ty cần sử dụng 330,79 đồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng thêm 41,92 lần khiến cho lƣợng tài sản ngắn hạn đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có đƣợc một đồng lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 372,7 đồng. Nhƣ đã phân tích ở trên, việc nới lỏng chính sách tín dụng đã khiến công ty thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, từ đó lƣợng hợp đồng công ty ký kết đƣợc cũng tăng lên làm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong năm này tăng 35,56%. Cũng bởi do lƣợng hợp đồng nhận đƣợc nhiều hơn nên nhu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án tăng lên khiến công ty phải thuê thêm nhân viên, mua sắm nhiều công cụ, dụng cụ cho bộ phận quản lý; bên cạnh đó, các chi phí điện, nƣớc, xăng dầu liên tục tăng do ảnh hƣởng của lạm phát cũng khiến chi phí quản lý tăng (chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 143,74 triệu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Xây dựng- Thương mại VIETINCOM (Trang 34)