Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 36)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp dạy học hợp tác. - Quan niệm 1: Phương pháp thảo luận nhóm (hội thảo, xêmina...) là một sự trao đổi ý tưởng, quan niệm, nhận thức của học viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo. (Giáo dục đại học - Phương pháp dạy và học - Lê Đức Ngọc - NXBĐHQGHN)

- Quan niệm 2: Hoạt động dạy học theo nhóm là hoạt động trong giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động hợp tác với nhau trong nhóm nhằm đạt được mục tiêu học tập.

Tính hợp tác là điểm nổi trội: nói chung trong bất kì hoạt động nào cũng cần có hoạt động hợp tác nhưng ở đây cần đặt ra quy trình để mọi thành viên trong nhóm đều có hoạt động hợp tác vào từng giai đoạn hoạt động của nhóm. (Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học - dự án giáo viên tiểu học - NXBGD)

- Quy trình vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Theo tài liệu gần đây nhất về phương pháp dạy học tích cực của dự án Việt-Bỉ (2001-2003), một số hoạt động được tổ chức theo nhóm gồm các bước sau:

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

- Tổ chức các nhóm (danh sách các nhóm, nhóm trưởng), giao nhiệm vụ cho các nhóm. Trong đó có rất nhiều cách để chia nhóm như: chia ngẫu nhiên, chia thành nhóm có cùng trình độ, chia thành nhóm gồm đủ trình độ, chia thành nhóm theo sở trường.

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc theo nhóm.

37

- Phân công theo nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.

- Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của cả nhóm.

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả .

- Thảo luận chung, nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên tổng kết, chốt lại kiến thức mới, đánh giá kết quả học tập của nhóm, đặt vấn đề tiếp theo.

- Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, số lượng người trong nhóm có thể linh hoạt thay đổi. Do đó, bước 2 và 3 có thể rút ngắn lại, khi thống kê các kết quả nếu các nhóm nào có chung kết quả thì có thể chỉ cần một nhóm lên phát biểu là được.

Ví dụ: Trong bài “Ôn nhận biết, phân loại khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” sau khi tiến hành cho trẻ ôn nhận biết, gọi tên các khối, giáo viên có thể tiến hành cho trẻ phân loại các khối theo hình thức làm việc nhóm như sau:

+Bước 1:Làm việc chung cả lớp

 Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

Chúng mình vừa cùng nhau ôn lại các khối đã được học, bây giờ chúng mình cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của các khối đó nhé

 Tổ chức các nhóm

Giáo viên chia trẻ làm 2 nhóm, xác định nhóm trưởng Giao nhiệm vụ cho nhóm:

Nhóm 1: Khảo sát khối cầu và khối trụ

Nhóm 2: Khảo sát khối vuông và khối chữ nhật  Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

38

Khảo sát đường bao

Có lăn được hay không lăn được

Có chồng hình lên nhau được không

Khái quát đặc điẻm giống nhau và khác nhau của hai khối Nhóm 2: Khảo sát theo các nội dung sau

Khảo sát đường bao

Có lăn được hay không lăn được

Các mặt bao được tạo thành bởi những hình gì, số lượng là bao nhiêu

Khái quát đặc điểm giống nhau và khác nhau của hai khối +Bước 2: Làm việc theo nhóm

Trẻ tự phân công công việc cho từng cá nhân trong nhóm, trao đổi thảo luận để tìm hiểu, phân loại các khối theo các tiêu chí mà giáo viên đưa ra, cử đại diện trả lời

+Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.

 Từng nhóm lên báo cáo kết quả

 Giáo viên cho trẻ bổ sung thêm, nhận xét báo cáo của trẻ, bổ sung và đánh giá

 Giáo viên tổng kết lại kết quả của buổi thảo luận

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)