Đối với các hình khối

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 31)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.2Đối với các hình khối

a- Tiến hành ôn tập nhận biết và gọi tên các khối

ở lớp mẫu giáo nhỡ trẻ đã được làm quen với hình khối, bước sang giai đoạn này cô vẫn tiếp tục cho trẻ nhận biết các khối theo hình mẫu, gọi tên khối và chọn khối theo tên gọi với yêu cầu ngày càng cao hơn.

Bước đầu cho trẻ thực hiện các bài tập đơn giản chọn khối theo tên gọi sau đó thêm các dấu hiệuu về hình dạng của các khối không phụ thuộc vào màu sắc, kích thước, chất liệu tạo nên khối.

Cần củng cố biểu tượng hình dạng các khối vì đó là cơ sở để tự so sánh, đối chiếu với các vật thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

32

Bước đầu tiên cần cho trẻ so sánh phân chia các khối theo nhóm để thuận lợi hơn khi trẻ phân biệt.

Cho trẻ khảo sát khối bằng tay, sờ trên bề mặt khối.

Lăn khối: trẻ nhận thấy là có khối lăn được: khối cầu, khối trụ và khối không lăn được:khối vuông, khối chữ nhật. Vậy là sẽ chia các khối thành 2 nhóm:nhóm khối lăn được và nhóm khối không lăn được và ta sẽ tiến hành cho trẻ phân biệt các khối trong cùng một nhóm với nhau.

b1 –Phân biệt khối cầu và khối trụ

Cho trẻ khảo sát hai khối bằng các giác quan: thị giác, xúc giác, cầm nắm, sờ xung quanh mặt bao hình, lăn hình rồi chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau.

Giống nhau: cả hai khối đều lăn được.

Khác nhau: khối cầu có thể lăn được theo mọi hướng tùy ý vì bề mặt

khối cong đều. Còn khối trụ có hai mặt phẳng nên không lăn được theo mọi hướng.

Dựa trên đặc điểm bề mặt khối, cô cho trẻ tiến hành đặt chồng các khối lên nhau:

Khi đặt khối trụ lên khối trụ thì đặt được.

Đặt khối cầu lên khối trụ cũng đặt được nhưng phải giữ thăng bằng theo phương thẳng đứng.

Đặt khối trụ lên khối cầu hay đặt khối cầu lên khối cầu thì không đặt được vì khối cầu cứ lăn đi.

Để trẻ cảm nhận rõ nhất sự khác biệt giữa hai khối ta có thể cho trẻ tiến hành hoạt động nặn. Khi nặn khối cầu thì phải xoay tròn đất còn khi nặn khối trụ phải lăn dọc sau đó vỗ bẹt hai đầu.

b2 –Phân biệt khối vuông và khối chữ nhật

Bước đầu vẫn tiến hành cho trẻ ôn luyện lại bằng cách cho trẻ chọn khối theo mẫu và theo tên gọi. Để trẻ tự quan sát và cho trẻ nhận xét hình

33

dạng các mặt bao quanh khối, xem các mặt bao đó được tạo bởi hình học phẳng nào. Sau đó cô có thể sử dụng trò chơi “thi dán hình” để trẻ chọn các hình phù hợp dán lên mặt bao của khối. Khi thực hiện trò chơi, trẻ phải chọn hình, đếm số lượng hình sau đó mới dán. Qua các thao tác đó trẻ nhận thấy mặt bao của các hình được tạo bởi những hình gì và số lượng là mấy hình?

Cô hỏi và để trẻ tự trả lời, sau đó chính xác lại kết quả, có thể gỡ lần lượt các hình và đếm cho trẻ nhìn rõ.

Trẻ sẽ nhận thấy: khối vuông có 6 mặt, các mặt đều là hình vuông, khối chữ nhật có 6 mặt nhưng có mặt hình chữ nhật.

Riêng đối với khối chữ nhật còn phải cho cho trẻ biết có 2 loại khối chữ nhật: khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật và khối chữ nhật có 2 mặt là hình vuông và 4 mặt là hình chữ nhật. Sử dụng các khối màu để chỉ rõ cho trẻ quan sát.

Thông qua các hoạt động trên trẻ thấy sự giống và khác nhau của hai khối:

Giống nhau: cả hai khối đều có 6 mặt và không lăn được.

Khác nhau: khối vuông tất cả các mặt đều là hình vuông còn khối chữ

nhật có mặt là hình chữ nhật.

Trẻ mẫu giáo lớn đã nhận biết đầy đủ các hình hình học phẳng và hình khối cơ bản mà mục đích quan trọng của việc dạy trẻ những hình và khối đó để giúp trẻ lấy đó làm các hình chuẩn để xác định hình dạng của các vật thể xung quanh trẻ. Vì vậy, cần thường xuyên củng cố cho trẻ kĩ năng so sánh hình dạng của các vật với các mẫu hình hhình học và hình khối đã học và rèn luyện để phát triển sự tri giác, phân tích hình dạng của các vật được tạo ra bởi sự kết hợp của một số hình hình học phẳng hay hình khối và kĩ năng dùng lời, mô tả hình dạng cuả chúng. Ngoài ra, có thể sử dụng một số tranh ảnh, tranh vẽ hay cắt dán các vật khác nhau để trẻ xác định và mô phỏng lại hình dạng của chúng, nhóm các vật theo dấu hiệu hình dạng. Việc cho trẻ biết hình dạng

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung của nhiều vật khác nhau là rất cần thiết, điều đó đòi hỏi các thao tác trí tuệ phức tạp như: so sánh, phân tích, khả năng tách những dấu hiệu chung của những vật khác nhau khỏi những dấu hiệu khác, khái quát hiểu từ “hình dạng” như một khái niệm chung.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 31)