Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 29)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Phương pháp hình thành biểu tượng hình dạng

30

với các hình khối, trẻ đã phân biệt, nhận biết được các khối như: khối cầu, khối trụ,khối vuông, khối chữ nhật theo khối mẫu và theo tên gọi của khối. Việc hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo lớn cần hướng vào việc củng cố, ôn luyện những kiến thức, kĩ năng mà trẻ đã thu được ở các lớp dưới.Tuy nhiên, việc dạy trẻ nhận biết và so sánh các hình học cần dựa vào các dấu hiệu cơ bản như: số lượng góc, cạnh của các hình, hình dạng và số lượng của mỗi khối…qua đó trẻ nhận biết được các hình hình học trong đó như những hình chuẩn để dựa vào đó mà so sánh hình dạng các vật.

Để trẻ nhận thấy được những đặc điểm đặc trưng của hình cũng như thấy những dấu hiệu giống và khác nhau của các khối cần tiến hành so sánh, đối chiếu từng cặp một với hình gần giống nó.

Ví dụ: Khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật…

Để đạt được mục đích hình thành ở trẻ biểu tượng về các hình học phẳng và các khối đầy đủ, sâu sắc. Cần phải cho trẻ làm quen với các dạng khác nhau của một loại hình hình học hay hình khối như: hình tam giác có các cạnh và các góc khác nhau, các khối trụ to, nhỏ khác nhau qua đó trẻ tìm được những dấu hiệu đặc trưng giống nhau của các hình và khối hình cùng loại. Thực hiện mục tiêu trên cần tiến hành hướng dẫn trẻ dưới hai hình thức: dạy trên giờ học và dạy ngoài giờ học.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)