Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 34)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- Định nghĩa: Phương pháp này còn có tên gọi khác như: “ dạy học nêu vấn đề”, “dạy học giải quyết vấn đề”, “dạy học gợi vấn đề”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp này, tuy nhiên chúng đều giống nhau và có thể được định nghĩa như sau:

35

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra những tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển trẻ phát hiện vấn đề; trẻ tích cực, chủ động tự giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Ví dụ : Trong bài ‘‘Trẻ nhận biết, phân loại khối cầu và khối trụ’’ thì giáo viên có thể đưa ra một mô hình ô tô ghép bằng các khối và hỏi trẻ muốn cho ô tô chạy được thì phải làm gì. ở đây trẻ được đặt vào tình huống có vấn đề đó là làm sao để ô tô chạy được và trẻ sẽ phải suy nghĩ xem chọn hình khối nào làm bánh xe.

- Bản chất:

Trẻ được đặt vào tình huống có vấn đề chứ không phải được thông báo dưới dạng tri thức có sẵn.

Trẻ tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào hoạt động học, tự mình làm ra tri thức cần học chứ không phải được cô giảng một cách thụ động - trẻ là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học.

Trẻ không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Trẻ học được cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

Trong ví dụ trên trẻ tự tìm ra con đường giải quyết vấn đề đó là ô tô muốn chạy được thì phải có bánh xe và biết lựa chọn khối trụ làm bánh xe để xe chạy được.

- Quy trình dạy học bao gồm các bước sau:

Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề (có thể trẻ nêu vấn đề nhưng thường là giáo viên nêu)

Bước 2: Trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề Bước 3: Trình bày vấn đề

36 + Trẻ nhận xét vấn đề

+ Giáo viên kết luận

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)