4. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mẫu giáo án thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng
trẻ mẫu giáo lớn theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ
Mẫu giáo án thiết kế hoạt động hướng dẫn trẻ hình thành các biểu tượng hình dạng theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ như sau:
Giáo án: Làm quen với biểu tượng Toán
- Xác định chủ đề, tên bài, độ tuổi, thời gian dạy, người dạy - Xác định mục tiêu:
+Về kiến thức +Về kĩ năng +Về giáo dục
- Chuẩn bị đồ dùng phương tiện của cô và trẻ.
- Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Khởi động
+ Mục tiêu: ổn định tổ chức, gây hứng thú hướng sự chú ý của trẻ vào đối tượng.
+ Tiến hành (hai cách):
Gây hứng thú trực tiếp: giáo viên đưa ra luôn đối tượng cần tìm hiểu. Gây hứng thú gián tiếp: giáo viên sử dụng các bài hát, câu đố, bài thơ… sau đó khai thác nội dung vừa đưa ra, sau đó dẫn trẻ tới đối tượng cần tìm hiểu hay sử dụng phương pháp nêu vấn đề.
Hoạt động 2: Khám phá khoa học
44
Ví dụ: Bài “ Nhận biết, so sánh khối vuông và khối chữ nhật” thì mục tiêu về kiến thức của bài là trẻ biết tên gọi, nhận biết được khối vuông và khối chữ nhật, biết so sánh, phân biệt hai khối trên.
+ Phương pháp: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải thích, chỉ dẫn, phương pháp trò chơi…
+ Hình thức: Trong lớp, ngoài lớp…
+ Tiến hành: (tuỳ thuộc vào phương pháp mà ta chọn là phương pháp chủ yếu).
Hoạt động 3: Thực hành
+ Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của trẻ…
+ Phương pháp: Phương pháp trò chơi, biện pháp chỉ dẫn, giao nhiệm vụ… + Tiến hành: (tuỳ thuộc vào phương pháp mà ta sử dụng là phương pháp chủ yếu)