4. Phương pháp nghiên cứu
3.2 Một số giáo án tham khảo
Giáo án 1
Đề tài: Trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ nhận biết các khối
-Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khối 2. Kỹ năng
-Phát triển khả năng tri giác
-Phát triển tư duy: so sánh, phân tích… 3. Thái độ
- Trẻ hứng thú học tập II. Chuẩn bị
-Mỗi trẻ một khối cầu, một khối trụ, đất nặn
-Các đồ dùng chơi có dạng khối cầu, khối trụ: quả bóng bi, hộp sữa, hộp bia, khối xây dựng…
45 III. Hướng dẫn
Phần 1: Luyện tập nhận biết khối cầu, khối trụ. Phần 2: Phân biệt khối cầu, khối trụ.
Phần 3: Luyện tập. IV. Tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: ổn định tổ chức và gây hứng thú - Cô cho cả lớp hát bài: “Quả bóng”
- Cô cầm quả bóng giơ lên cho trẻ xem và hỏi : Các con có biết quả bóng có hình gì không?
- Cô giơ mặt đồng hồ lên hỏi trẻ: mặt đồng hồ hình gì?
Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem quả bóng có phải hình tròn không nhé.
2. Hoạt động 2: Nội dung chính
Các con hãy nhìn lên đây, các con vừa nói quả bóng hình tròn, mặt đồng hồ cũng hình tròn, và đây cô có một hình tròn bằng bìa
- Vậy quả bóng hay mặt đồng hồ giống hình tròn? - Cô phát bóng cho từng nhóm: các con sờ xung quanh quả bóng, các con thấy thế nào?
- Cô nhắc lại đặc điểm của khối cầu và chỉ cho trẻ thấy quả bóng không phải là hình tròn mà ta gọi là khối cầu.
- Cô cho trẻ nhắc lại: khối cầu
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp những vật có hình dạng là hình tròn và những vật có hình dạng là khối cầu.
- Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô nói
-Mặt đồng hồ
-Trẻ sờ xung quanh bóng
-Trẻ nghe cô nói
-Trẻ nhắc lại tên
-Trẻ tìm hình quanh lớp
46
- Cô cho trẻ chơi “Tập tầm vông” tay cô giấu khối trụ.
- Cho trẻ gọi tên khối và tìm trong rổ khối trụ. - Cô giơ khối cho trẻ nói tên: giơ lần lượt khối cầu, khối trụ, sau khi gọi tên cho trẻ vừa gọi tên vừa chọn hình giơ lên
- Hướng dẫn trẻ khảo sát hai khối
Cô chia lớp làm hai nhóm: Nhóm 1 khảo sát khối trụ, nhóm 2 khảo sát khối cầu
+ Các con hãy sờ tay xung quanh khối của nhóm mình xem đường bao của nó như thế nào?
Cô cho trẻ thảo luận nhóm sau đó cử đại diện lên trả lời
Chúng ta vừa nghe hai bạn nhóm trưởng trả lời, bạn nào có thể cho cô biết điểm giống và khác nhau của hai khối cầu và khối trụ là gì?
Cô khái quát lại cho trẻ nghe: Khối cầu có đường bao cong đều còn khối trụ thì có hai mặt phẳng. + Chúng mình cùng lăn hai khối xem nó thế nào nhé
+Lăn khối cầu: Khối cầu có lăn được mọi hướng không?
+ Lăn khối trụ: Khối trụ lăn được không? Lăn theo mọi hướng được không?
+ Bây giờ các con cùng làm theo cô, mình đặt đứng khối trụ lên, hãy thử lăn xem có lăn được không? Tại sao?
Cô giải thích lại: Vì khối trụ có hai mặt phẳng nên
-Trẻ chơi trò chơi -Trẻ gọi tên và tìm hình -Trẻ nghe nhiệm vụ của nhóm -Trẻ khảo sát đường bao khối
-Trẻ cử đại diện trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô nói
-Trẻ lăn khối
-Trẻ trả lời
-Trẻ đặt đứng khối trụ lên và lăn
47 không thể lăn theo mọi hướng như khối cầu
+ Cho hai trẻ quay mặt vào nhau cùng chơi lăn khối cho nhau
- Cho trẻ thực hiện đặt chồng các khối lên nhau: đặt chồng hai khối trụ lên nhau, đặt khối cầu lên khối trụ, đặt khối cầu lên khối cầu
+ Có đặt được khối trụ lên nhau không? Tại sao? + Có đặt được khối cầu chồng lên nhau không? Tại sao?
- Cô khái quát lại cho trẻ hiểu tại sao đặt được và tại sao không đặt được
Bước 3: Ôn luyện
-Hướng dẫn, tổ chức cho trẻ nặn khối cầu, khối trụ. - Nhận xét giờ học.
-Trẻ chơi lăn khối
-Trẻ đặt chồng khối theo cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô khái quát
48 Giáo án 2
Đề tài: Trẻ nhận biết, phân biệt khối vuông và khối chữ nhật I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức
-Trẻ nhận biết các khối vuông và khối chữ nhật, nắm được đặc điểm các khối -Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khối
-Củng cố kiến thức về môi trường xung quanh cho trẻ: Kiến thức về phân loại rau ăn củ và rau ăn quả
2. Kĩ năng
-Phát triển khả năng tri giác
-Phát triển tư duy: so sánh, phân tích… -Phát triển vốn từ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú học tập II. Chuẩn bị
-Mỗi trẻ một rổ đồ chơi gồm: 1 khối vuông, 1 khối chữ nhật, 8 hình vuông có kích thước đúng với kích thước 1 mặt của khối vuông và mặt bên của khối chữ nhật, 4 hình chữ nhật cùng kích thước với 1 mặt của khối chữ nhật.
-Keo dán
-2 hộp to dạng khối vuông và 2 hộp to dạng khối chữ nhật, rau bằng nhựa để chơi trò chơi
III. Hướng dẫn
Phần 1: Luyện tập nhận biết khối vuông, khối chữ nhật. Phần 2: Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật.
Phần 3: Luyện tập. IV. Tiến hành
49
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Ôn luyện khối vuông và khối chữ
nhật
Ngày hôm qua chúng ta đã được tham quan vườn rau của bác nông dân và đã thu hoạch cho bác ấy rất nhiều loại rau đó là cà rốt, củ cải,cà chua, bí đỏ. Việc hôm nay chúng ta phải làm là hãy giúp bác nông dân vận chuyển số rau này lên thành phố bán. Và để vận chuyển dễ dàng thì chúng ta sẽ cho số rau này vào hộp và dán kín lại, vì thế mà chúng ta phải cho rau vào đúng loại hộp. Bác nông dân dùng 2 loại hộp để đựng rau đấy, chúng ta cùng tìm hiểu 2 loại hộp này để lát nữa sẽ không ai cho nhầm rau vào hộp nhé.
Bác nông dân đã gửi cho mỗi bạn lớp mình một rổ đồ chơi và bác ấy rất muốn chúng mình tìm hiểu thật kĩ về 2 loại hộp để lát nữa còn giúp bác ấy cho rau vào hộp
+Rổ đồ chơi của chúng mình có những gì nhỉ? +Chúng mình hãy quan sát thật kĩ 2 cái hộp trong rổ đồ chơi và cho cô biết chúng có dạng khối gì? +Cô cho trẻ chơi trò ‘‘Thi ai nhanh”
Cô giơ khối, trẻ nói tên
Cô nói tên khối, trẻ chọn khối 2.Hoạt động 2 : Nội dung chính
- Chúng mình vừa nhận biết được 2 loại hộp mà bác nông dân dùng để chứa rau, để tìm hiểu kĩ hơn
-Trẻ nghe cô nói
-Trẻ trả lời
50
và biết được tại sao chúng lại có tên là khối vuông và khối chữ nhật chúng mình cùng tham dự trò chơi có tên là ‘‘Chiếc hộp xinh xắn’’ nhé.
Cô phổ biến cách chơi: Trong rổ của chúng mình có rất nhiều hình vuông màu xanh và hình chữ nhật màu đỏ. Nhiệm vụ của chúng mình là hãy trang trí chiếc hộp đẹp hơn bằng cách dán những hình vuông hoặc hình chữ nhật lên bề mặt của hộp sao cho chúng trùng khít với mặt hộp, nếu dán mà bị thừa ra tức là chúng mình đã chọn sai hình để dán
Luật chơi: Thời gian thực hiện là 7 phút, sau khi nghe hiệu lệnh của cô tất cả phải giơ hình khối cô yêu cầu lên. Nếu bạn nào dán sai sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
-Chúng mình vừa cùng nhau trang trí những chiếc hộp rất xinh xắn cho bác nông dân đựng rau quả, bây giờ chúng mình cùng nhau tìm hiểu xem để làm được những chiếc hộp xinh xắn như thế này chúng mình phải lấy những hình gì để dán lên mặt bao của hộp nhé
+ Chiếc hộp hình khối vuông có bao nhiêu mặt? Phải dùng hình gì để dán lên mặt bao của khối? Số lượng là bao nhiêu ?
+ Chiếc hộp hình khối chữ nhật có bao nhiêu mặt? Phải dùng hình gì để dán lên mặt bao của khối? Số lượng là bao nhiêu?
-Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
-Trẻ dán hình
51
-Để kiểm tra xem có đúng là khối vuông có 6 mặt là hình vuông không chúng mình cùng nhau gỡ các hình được dán lên trên mặt bao của khối vuông và đếm nhé
- Với khối chữ nhật cô làm tương tự: gỡ hình và cho trẻ đếm
Cô khái quát cho trẻ: khối vuông có 6 mặt, các mặt đều là hình vuông. Khối chữ nhật có 6 mặt nhưng có mặt là hình chữ nhật
-Có 2 loại khối chữ nhật: Khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật và khối chữ nhật có 2 mặt là hình vuông và 4 mặt là hình chữ nhật (Cô cho trẻ xem 2 loại khối chữ nhật có màu sắc phân loại rõ cho trẻ thấy)
-Cô cho trẻ lăn hình để khảo sát đường bao
-Bạn nào có thể cho cô biết hai khối vuông và khối chữ nhật có điểm nào giống nhau? Điểm nào khác nhau?
Cô khái quát cho trẻ biết :
Giống nhau: Có 6 mặt và không lăn được Khác nhau: Khối vuông tất cả các mặt đều là hình vuông, khối chữ nhật có mặt là hình chữ nhật. -Chúng mình hãy tìm xem trong lớp có những đồ vật nào có dạng khối vuông và khối chữ nhật 3.Hoạt động 3: Luyện tập
Chúng mình đã giúp bác nông dân thu hoạch rau củ, trang trí những chiếc hộp thật đẹp để đựng chúng, bây giờ chúng mình cùng nhau xếp rau vào
-Trẻ xem cô làm và đếm
-Trẻ nghe cô nói
-Trẻ lăn hình -Trẻ trả lời
52 đúng hộp cho bác nông dân nhé.
Cách chơi: Cô phát cho mỗi đội 1 hộp hình khối vuông và 1 hộp hình khối chữ nhật, các loại rau cà rốt, củ cải, cà chua, bí đỏ. Nhiệm vụ của mỗi đội là xếp rau ăn củ vào khối vuông, rau ăn quả vào khối chữ nhật
Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc, đội nào xếp được nhiều và đúng là đội chiến thắng
53 Giáo án 3
Tên bài: Ôn nhận biết, phân biệt các hình khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức
-Trẻ nhận biết, gọi tên đúng các khối
-Trẻ biết phân biệt các khối theo dấu hiệu riêng 2. Kĩ năng
-Phát triển tư duy: so sánh, phân tích -Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
-Phát triển các kĩ năng tri giác 3.Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
-Trẻ hứng thú với hoạt động lắp ghép tạo ra những công trình mới, sản phẩm mới
II. Chuẩn bị
-Những đồ vật có dạng hình các khối
-Các vật liệu có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật bằng bìa cáttông cùng hồ dán, giấy màu để chơi trò “xây dựng lăng Bác Hồ”
-Nhạc bài hát “Bên lăng Bác Hồ” III. Hướng dẫn
Phần 1: Ôn tập nhận biết các khối Phần 2: Phân biệt các khối
Phần 3: Luyện tập. IV. Tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1 : Khởi động
54
Cô cho trẻ nghe bài hát “Bên lăng Bác Hồ”, vừa nghe vừa vận động và đến ngồi quanh mô hình lăng Bác
+Chúng mình vừa nghe bài hát gì? +Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Cô gọi vài trẻ trả lời và nói cho trẻ biết bài hát có tên là “Bên lăng Bác Hồ” của nhạc sĩ Hoàng Vân, bài hát vừa ca ngợi cảnh đẹp ở lăng Bác vừa nói lên niềm vui của các cháu khi được đến thăm lăng Bác
Cuối giờ cả lớp mình sẽ cùng chơi trò “Xây lăng Bác”, bây giờ cả lớp mình cùng nhau tìm hiểu về các khối dùng để xây lăng Bác để lát nữa chúng mình sẽ làm thật đẹp nhé
2.Hoạt động 2:Hoạt động chính 2.1 Ôn nhận biết, gọi tên các khối Cô lần lượt nêu các câu hỏi :
- Ai có thể kể tên các đồ vật có dạng khối cầu nào?
- Khối cầu có đặc điểm gì?
- Hãy kể tên các đồ vật có dạng khối trụ mà cháu biết? Khối trụ có đặc điểm gì ?
- Cháu nào kể tên được những đồ vật có dạng khối vuông? Khối vuông có đặc điểm gì ?
- Ai kể tên được những vật có dạng khối chữ nhật nào? Để nhận dạng khối chữ nhật chúng ta phải tìm hiểu những dấu hiệu nào?
-Trẻ nghe bài bát và vận động
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô nói
55
Mỗi câu hỏi cô gọi một vài trẻ lên trả lời và bổ sung ý kiến cho bạn, cuối cùng cô nêu nhận xét chung và chuyển sang hoạt động khác.
2.2 Ôn phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
Cô chia lớp làm 4 tổ, mỗi tổ chia làm 2, một nửa số bạn lấy những đồ vật có dạng khối cầu và khối trụ, một nửa số bạn lấy những đồ vật có dạng khối vuông và khối chữ nhật. Sau khi lấy đồ vật các cháu ngồi theo tổ cùng quan sát và trao đổi những điểm giống nhau và khác nhau của hai khối mình cầm trong tay.
Sau 1 hoặc 2 phút trẻ trao đổi thảo luận, cô lần lượt nêu từng câu hỏi để trẻ ở các tổ nêu ra câu trả lời:
+Khối cầu và khối trụ có đặc điểm nào giống nhau không?
+Khối vuông và khối chữ nhật giống nhau ở điểm nào?
+Khối cầu và khối trụ khác nhau ở điểm nào? + Khối vuông và khối chữ nhật khác nhau ở điểm nào?
+Khối cầu khác khối vuông ở điểm nào? +Khối cầu khác khối chữ nhật ở điểm nào ? Giáo viên chú ý gợi ý cho trẻ những câu hỏi trẻ lúng túng.
3.Hoạt động 3 : Xây dựng lăng Bác Hồ
-Trẻ về tổ
-Trẻ thảo luận nhóm
56
Mỗi tổ xây dựng một mô hình lăng Bác Hồ, trẻ sử dụng các khối vuông, khối trụ, khối chữ nhật có trong lớp để xây dựng lăng Bác Hồ
Kết thúc cô nhận xét và tuyên dương trẻ
-Trẻ tham gia trò chơi xây dựng theo nhóm