Dạy trên giờ học

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 30)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1Dạy trên giờ học

Trong chương trình hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo lớn hiện nay gồm các bài:

Bài 1:Trẻ nhận biết phân loại khối cầu, khối trụ.

Bài 2: Trẻ nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

Bài 3: Ôn nhận biết, phân biệt các hình khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.

Ngoài ra vẫn còn tiến hành luyện tập, ôn lại các hình hình học phẳng.

31

Tiến hành luyện tập để trẻ so sánh, phân biệt, nắm sâu sắc đầy đủ dấu hiệu đặc trưng của các hình phẳng để trẻ lấy đó làm chuẩn, đối chiếu với các mặt của hình khối và so sánh với các vật thường gặp. Cho trẻ tiến hành các bài tập thông qua các trò chơi:

Cô đặt lên mỗi bàn một hình, chia lớp ra làm các đội chơi, mỗi đội 1 bàn, cho các đội thi đi tìm các vật trong thực tế có dạng giống với các hình đặt trên bàn.

Ví dụ: Hình vuông chọn khăn tay, quyển truyện, rổ đồ chơi...

Chia cho trẻ các rổ đồ chơi có nhiều loại hình và yêu cầu trẻ chọn ra các hình có cạnh, kết hợp với hình thành biểu tượng tập hợp, số và phép đếm số hình, so sánh số lượng giữa các hình.

Bước đầu hình thành khái niệm về các hình hình học dựa trên các dấu hiệu về số cạnh: tam giác có 3 cạnh, hình chữ nhật và hình vuông có 4 cạnh… Các tiết ôn tập hình hình học phẳng không nên thành các tiết riêng nhưng những hoạt động ôn tập này được tiến hành kết hợp trong các tiết hình thành các biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm, biểu tượng kích thước hay biểu tượng không gian. Ngoài ra còn tiến hành ôn luyện trong các giờ học tạo hình.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 30)