Quy trình thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 41)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.4 Quy trình thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng

mẫu giáo lớn theo hướng phát huy được tính tích cực của trẻ

- Bước 1:

+ Xác định tên gọi + Xác định chủ đề + Xác định độ tuổi + Xác định mục tiêu

- Bước 2: Lựa chọn đồ dùng, phương tiện - Bước 3: Dự kiến các hoạt động dạy - học

+ Số lượng hoạt động + Mục tiêu của hoạt động + Phương pháp hướng dẫn + Cách tiến hành

Ta thấy quy trình này diễn ra theo trình tự sau:

Giáo viên xác định tên gọi, chủ đề, độ tuổi, mục tiêu bài dạy cần hướng tới. Trong đó mục tiêu phải phù hợp với chủ đề, độ tuổi và nội dung chính của bài. Trong mục tiêu của bài phải phù hợp với chủ đề, độ tuổi của trẻ và nội dung chính của bài.

Sau khi xác định được các vấn đề trên, giáo viên cần lựa chọn đồ dùng, phương tiện dạy học cho phù hợp. Đối với các tiết học ở trường mầm non thì hiệu quả của các tiết học còn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học. Trong phần tìm hiểu thực trạng của viêc sử dụng các phương tiện, thiết bị trong dạy học ở mầm non ta thấy việc sử dụng các phương tiện, thiết bị này còn chưa mang lại hiệu quả. Điều này do các nguyên nhân như: do trình độ của giáo viên còn thấp hay do điều kiện cơ sở của trường, lớp còn yếu kém…Vì vậy khi lựa chọn đồ dùng dạy học khi hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên cần tận dụng các phương tiện gần gũi với trẻ, đảm bảo yêu cầu về nhận thức, an toàn và mang

42

tính thẩm mỹ. Ngoài ra, cần sử dụng các phương tiện hiện đại để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ, phát huy được tính tích cực của trẻ trong giờ học.

Bước tiếp theo là giáo viên dự kiến các hoạt động dạy - học. Xuất phát từ đặc điểm của quá trình nhận thức và tâm lý của trẻ: thời gian tập trung ngắn, hứng thú của trẻ còn chưa bền vững nên khi hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ cần tạo nhiều hoạt động khác nhau để kích thích sự tập trung chú ý, duy trì hứng thú của trẻ qua đó kích thích tính tích cực của trẻ trong giờ học. Trong mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ được mục tiêu, phương pháp và cách tiến hành các hoạt động.

Như vậy, quy trình này đã giúp cho người giáo viên xác định rõ các công việc cụ thể cần làm để hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ. Nếu người giáo viên biết vận dụng đúng, linh hoạt quy trình này thì sẽ phát huy được tính tích cực của trẻ.

43

CHƯƠNG 3: một số giáo án thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo lớn theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)