3.1. TÌNH HÌNH CUNG CẦU VÀ DỰ BÁO TRÊN THỊ TRƯỜNG CAO SU THIÊN NHIÊN CAO SU THIÊN NHIÊN
Theo Nhóm Nghiên cứu Cao su thế giới (IRSG, 2013), sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 đạt 11,4 triệu tấn, tăng 3,97% so với năm 2011. Châu Á tiếp tục là khu vực sản xuất cao su lớn nhất, chiếm 93% tổng sản lượng thế giới, tiếp theo là châu Phi (4-5%) và châu Mỹ Latinh (2,5 - 3%).
Tại Châu Á, riêng 5 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam chiếm 82% tổng lượng sản xuất cao su thiên nhiên; Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác cao su thiên nhiên với khoảng 7,6%, tương đương 863.600 tấn (phụ lục 6). 4 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Thái Lan (2,8 triệu tấn), Inđônêsia (2,45 triệu tấn), Malaysia (1,31 triệu tấn) và Việt Nam (1,02 triệu tấn), chiếm khoảng 87% tổng lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu (Việt Nam xếp thứ tư về giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên của thế giới, chiếm khoảng 11,7% thị phần trên thế giới năm 2012).
Libera và Nigieria là hai nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên ở khu vực châu Phi; tuy nhiên, sản lượng không cao do nhiều yếu tố, chủ yếu là do điều kiện thời tiết không phù hợp. Tại khu vực Nam Mỹ, Braxin là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn, nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Ngoài các nước sản xuất, nhiều nước cung cấp cao su thiên nhiên dưới dạng hình thức tạm nhập tái xuất như Malaysia, Singapore, Đức, ... (phụ lục 7.1).
Về phía cầu, theo thống kê của IRSG (2013), tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011. Châu Á là thị truờng tiêu thụ cao su thiên nhiên cao nhất trên thế giới, khoảng 69,7% nhu cầu toàn cầu, kế đến là Châu Âu (13,5%) và châu Mỹ (10,7%). Các thị trường tiêu thụ cao su
thiên nhiên lớn nhất là Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%). Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu (phụ lục 7.2).
Theo IRSG (2013), dự kiến sản lượng cao su toàn cầu năm 2013 sẽ đạt 11,77 triệu tấn do đưa vào khai thác những cây cao su đã trồng từ năm 2006 đến năm 2008 và năm 2014 sẽ chạm 12,45 triệu tấn (tăng 5,8%). Việc gia tăng diện tích gieo trồng và khai thác trong những năm qua của 5 quốc gia sản xuất chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam là nhân tố quan trọng đảm bảo nguồn cung không bị thiếu hụt trong tương lai, dự kiến sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ đạt 18,4 triệu tấn trước năm 2025.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 tr iệ u tấ n
Dữ liệu (IRSG) Sản xuất
Hình 3.1. Dự báo sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên đến 2025.
Nguồn: IRSG, World rubber industry outlook, June 2013, trích trong Smit (2013)
Trong khi đó, lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên dự kiến đạt 11,59 triệu tấn vào năm 2013 (với mức tăng 5,3%), năm 2014 dự kiến đạt 12,3 triệu tấn (tăng 5,8%). Theo IRSG, trong tương lai gần, triển vọng giá cao su tăng trở lại là rất thấp. Tiêu thụ cao su và giá cả chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sự phục
hồi chậm chạp của nền kinh tế Châu Âu và Hoa Kỳ; trong khi tốc độ tăng trưởng của hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ thấp hơn so với dự báo trước đó đã khiến ngành công nghiệp chế tạo ô tô và sản xuất lốp xe (tiêu thụ gần 60% lượng cao su tự nhiên) rơi vào suy thoái trong những năm gần đây. Thêm vào đó, theo phân tích của ông Prachaya Jumpasut (Giám đốc điều hành công ty Rubber Economist (Anh quốc)) thặng dư cao su thiên nhiên dự kiến trong năm 2012 và 2013 dẫn đến gia tăng mức dự trữ cao su toàn cầu. Thị trường công nghiệp cao su toàn cầu sẽ tăng 5,8%/năm đến 140 tỷ USD vào năm 2016. Nhu cầu sẽ được lấp đầy bởi sự phát triển ở các thị trường nhà sản xuất trang thiết bị (Original Equipment Manufacturing – OEM), đặc biệt là thị trường xe ô tô và xe máy. Giá cao su sẽ chưa thể phục hồi, khi nền kinh tế Châu Âu và Hoa Kỳ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ảm đạm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc đang chậm lại.
Bảng 3.1. Dự báo tăng trưởng tiêu thụ cao su hàng năm (%)
Năm Dự báo của IRSG (%)
2013 5,3 2014 5,8 2015 5,0 2016 3,9 2017 3,4 2018 3,1 2019 3,2 2020 3,3
Nguồn: IRSG, World Rubber Industry Outlook, December 2012 trích trong Smit (2013).
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, trong dài hạn, giá cao su thiên nhiên sẽ giảm do chiến lược phát triển ngành cao su ở một số nước xuất khẩu chính sẽ tạo điều kiện cải thiện nguồn cung trong khi những nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế sẽ làm giảm sức ép lên giá dầu mỏ và qua đó tác động tới giá cao su tổng hợp. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ trọng sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên và cao su nhân tạo luôn duy trì ở tỷ lệ lần lượt là 43% và 57%, với xu thế gia tăng sử dụng nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo như cao su tự nhiên và hạn chế sử dụng
nguyên liệu không thể tái tạo như dầu thô, cùng với những đặc tính không thể thay thế của cao su tự nhiên nên nhu cầu đối với nguồn nguyên liệu này vẫn tiếp tục duy trì trong dài hạn, đặc biệt trong ngành sản xuất săm lốp.
Theo một khảo sát của hãng tin Bloomberg (2013), tiêu thụ cao su toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình là 3,5% một năm đến năm 2018 do nhu cầu tăng lên đối với việc thay thế lốp xe ở thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ... Thị trường săm lốp xe ô tô toàn cầu được dự báo đạt xấp xỉ 187 tỷ USD vào năm 2017. Thị trường tiêu thụ các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ vẫn ổn định, tuy nhiên châu Á lại gia tăng đột biến. Cuộc khảo sát cũng khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Á như một nhà sản xuất xe và cũng là một thị trường lốp xe. Theo phân tích, Trung Quốc chính là yếu tố giúp châu Á thống trị ngành công nghiệp cao su thế giới.
Dự báo mức tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới (%)
Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất Tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ
Hình 3.2. Dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới
Nguồn: ASEAN +3 Rubber Conference Phuket, Thailand, 10-12 April 2013 trích trong Smit (2013)
Theo tiến sĩ Hidde Smit (2013) (chuyên gia kinh tế, cố vấn Công ty Rubber Forecast (Hà Lan), nguyên Tổng thư ký Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế IRSG), từ năm 2013 đến 2025, nhu cầu cao su thiên nhiên tiếp tục tăng nhưng chỉ khoản 3 –
4%/năm, trong khi sản lượng tăng nhanh hơn cho đến 2020; do đó, giá cao su sẽ có xu hướng giảm cho đến 2020.
Hình 3.3. Cung cầu cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới
Nguồn: IRSG, World Rubber Industry Outlook, December 2012, trích trong Smit (2013)
Nhìn lại sản lượng tiêu thụ toàn cầu từ năm 2000 đến nay cho thấy tiêu thụ tăng trưởng mạnh trong năm 2000, sau đó giảm vào năm 2001, ổn định từ 2002 - 2007, tăng mạnh trong năm 2010 và tốc độ tăng trưởng giảm mạnh vào năm 2011. Bắt đầu từ năm 2007 đến 2011, thị trường cao su thế giới luôn ở mức chênh lệch giữa cung-cầu. Cụ thể là lượng cao su sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thế giới. Nguồn cung có khả năng vượt hơn cầu từ năm 2013, nhưng không vượt nhiều và có khả năng cân bằng với cầu vào năm 2020 vì nhu cầu cao su thiên nhiên được IRSG dự đoán vẫn sẽ tăng từ 2013 đến 2022, với tốc độ khoảng 4%/năm và đạt khoảng 17 triệu tấn vào năm 2022.
3.2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG, CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU, ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
3.2.1 Phân khúc thị trường
Thị trường cao su thiên nhiên xuất khẩu là thị trường nguyên liệu, không phải thị trường hàng tiêu dùng, cho nên có thể phân thành các khúc thị trường theo một số tiêu thức như sau:
Phân khúc theo yếu tố địa lý: phân chia thị trường theo khu vực địa lý như thị trường châu Âu (Tây Âu và Đông Âu), châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Úc, châu Phi…
Phân khúc thị trường theo ngành công nghiệp có sử dụng cao su nguyên liệu: thị trường ngành công nghiệp chế tạo ô tô và các phương tiện vận tải khác như máy bay, máy kéo...; ngành giày dép, sản phẩm công nghiệp như sản phẩm đồ chơi, nệm, cao su y tế, công nghiệp xây dựng; giày, keo dán… Cao su thiên nhiên được sử dụng phần lớn để sản xuất vỏ ruột xe, nên các thị trường ôtô phát triển nhất thế giới đều là những nước nhập khẩu cao su lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, châu Âu...các ngành công nghiệp khác có sử dụng cao su nguyên liệu thường tập trung và phát triển ở một số thị trường như Trung Quốc, châu Á...
Hình 3.4. Tỷ lệ cao su tự nhiên được sử dụng theo lĩnh vực
Nguồn: International rubber conference 2012 IRRDB, ANRPC, Challenges in natural rubber supply by memmbers of ANRPC trích trong Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ (2013).
Phân khúc thị trường theo loại khách hàng: thị trường các công ty sản xuất có sử dụng cao su thiên nhiên như Toyota, Dong Ah, Toyotsu, …Các công ty này
thường nhập khẩu cao su thiên nhiên để cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu...; thị trường những nhà phân phối như R1, Ravago, Tongteik, Jungwoo, Sintex, Weber…những nhà phân phối này thường mua cao su nguyên liệu để bán cho các công ty ở Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc...
Phân khúc thị trường theo yêu cầu tiêu thụ sản phẩm: một số thị trường có những yêu cầu tiêu chuẩn đặc biệt cho cao su thiên nhiên để tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý, tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn…
Bảng 3.1. Phân khúc thị trường theo yêu cầu tiêu thụ sản phẩm
Thị trường Yêu cầu
Trung Quốc Sản phẩm màu sáng (SVR L, SVR 3L, SVR5) Latex HA, LA
Châu Âu Sản phẩm có nhiều phẩm cấp cao (SVRCV 50, SVRCV 60) Nhật Sản phẩm sáng màu (SVR L, SVR 3L, SVR5)
Sản phẩm cao cấp (SVRCV 50, SVRCV 60)
Bắc Mỹ Sản phẩm cấp cao và đa dạng (SVRCV 50, SVRCV 60) Latex HA, LA
Châu Á Sản phẩm đa dạng: SVR 10 – 20 (Đài Loan, Inđônêsia...), SVR L, SVR 3L (Đài Loan), SVR 50 – 60 (Ấn Độ, Hàn Quốc), Latex HA, LA (Hàn Quốc...)
- Thỗ Nhĩ Kỳ
- Úc Tiêu thụ sản phẩm từ mủ chén (SVR10, SVR 20)
Nguồn: Phòng Kế hoạch Vật tư - PHR Các cách phân khúc thị trường nêu trên đều cho thấy những khúc thị trường nổi bật là châu Âu, châu Á (Ấn Độ, Singapore...), Nhật Bản, Trung Quốc và Bắc Mỹ.