Nguy cơ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA GIAI ĐOẠN 2013 - 2018.PDF (Trang 44)

 Môi trường kinh tế - tài chính:

Khoảng 2/3 tổng mức tiêu thụ cao su thiên nhiên được dùng trong ngành vận tải, chủ yếu là sản xuất các loại săm lốp trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô và các

phương tiện vận tải khác như máy bay, máy kéo…. Còn lại được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, thiết bị y tế…Do vậy, nhu cầu về mủ cao su thiên nhiên của các nước trên thế giới tăng hay giảm phần lớn phụ thuộc vào ngành công nghiệp ôtô. Khi kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người lao động tăng, nhu cầu tiêu thụ xe ôtô tăng kéo theo ngành sản xuất lốp xe tăng trưởng dẫn đến nhu cầu nhập khẩu mủ cao su thiên nhiên gia tăng sẽ làm cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên phát triển. Ngược lại, khi kinh tế ảm đạm, đặc biệt là xảy ra khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay làm cho ngành sản xuất xe ôtô phải cắt giảm sản lượng, nhiều nhà máy phải đóng cửa, cắt giảm nhân công, thậm chí có những hãng xe ôtô lớn như GM phải lâm vào tình trạng phá sản … gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên làm cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và lượng tồn kho cao tại các nước mua hàng là áp lực lớn đối với nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng tại khu vực châu Âu, đã làm giá cao su giảm thấp trong năm 2012 và đầu năm 2013. Tình hình tiêu thụ cao su tại châu Âu giảm và ngành sản xuất sản phẩm cao su tại Hoa Kỳ tăng trưởng trì trệ, sự tăng trưởng toàn cầu cùa ngành cao su năm 2013 và dự báo trong các năm tới chủ yếu nhờ vào khu vực châu Á. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á tiêu thụ cao su như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ... đều là những quốc gia sản xuất cao su hàng đầu thế giới; còn Trung Quốc là thị trường không ổn định, nhiều rủi ro và không trung thành.... Tuy lượng nhập khẩu cao su tại Trung Quốc trong năm 2012 tăng 18%, nhưng sức mua luôn biến động nhằm tận dụng lợi thế do giá giảm liên tục. Theo bà Mary Xi (Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Trung Quốc, tại Hội nghị và Triển lãm ngành cao su Đông Nam Á mở rộng năm 2013 diễn ra tại Phuket, Thái Lan từ ngày 10 – 12 táng 4 năm 2013), ngành lốp xe Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc tốc độ thấp hơn giai đoạn trước đó, kéo theo nhu cầu cao su tăng chậm; sắp đến, lốp xe ô tô con sẽ tăng nhanh hơn lốp xe tải và xe buýt nên nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng nhanh hơn cao su thiên nhiên.

Giá cả và doanh thu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, giá cả cao su do giá thế giới quyết định. Do đó, công ty phải chuẩn bị đối phó với những biến động có thể xảy ra trên thị trường cao su thế giới khi giá cao su xuống thấp. Theo Nhóm Nghiên cứu Cao su Quốc tế IRSG (2013) dự báo, trong tương lai, triển vọng giá cao su tăng trở lại là rất thấp.

Ngoài ra, giá cả còn chịu tác động lớn bởi yếu tố giá đầu vào là chi phí nhân công và giá mua phân bón. Ngành trồng, khai thác cao su cần sử dụng nguồn lao động lớn, chi phí tiền lương đang có xu hướng gia tăng theo chỉ số giá cả tiêu dùng và phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó, giá mua phân bón chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố khách quan như: giá dầu trên thị trường thế giới, nhu cầu sử dụng trong nước, năng lực cung ứng của các nhà thầu… điều đó có nghĩa là lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm, làm giảm khả năng tài chính cho việc đầu tư quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Tình hình giá cả có nhiều biến động dẫn đến chi phí và thu nhập của nông hộ cũng không ổn định. Giá cao su biến động giảm sẽ làm thu nhập của công nhân viên giảm xuống, họ sẽ ít chú ý đến việc nâng cao sản lượng, chăm sóc cho vườn cây; do đó, dễ gây nên tình trạng nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của cây. Ngược lại, giá cao su biến động tăng làm thu nhập của người dân tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, khi đó, có hiện tượng công nhân khai thác quá mức ảnh hưởng đến tuổi thọ của vườn cây.

 Môi trường chính trị - luật pháp:

PHR chịu sự kiểm tra của nhà nước, của VRG, khung giá bán do Tập đoàn quy định.

VRG và Hiệp hội Cao su Việt Nam chưa tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế về cao su trong khu vực và thế giới, do đó, chưa hưởng những thuận lợi về quan hệ quốc tế và cập nhật thông tin nhờ những tổ chức quốc tế chuyên ngành cao su như các công ty ở các quốc gia như Malaysia, Thái Lan...

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả giữa các nước xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn. Phần lớn các đối thủ cạnh tranh trong nước (các công ty lớn trong ngành như Công ty cao su Dầu Tiếng, Đồng Phú, Đồng Nai...) và trên thế giới (các công ty ở Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia...) đều muốn tăng phần các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như SVR CV 50 – 60, latex, giảm cao su tờ xông khói RSS (Thái Lan, Indonesia). Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới như Thái Lan và Indonesia… có nhiều khả năng tăng sản lượng cao su bằng cách mở rộng diện tích trồng do diện tích đất đai và lực lượng lao động nông nghiệp còn khá nhiều, khí hậu phù hợp cho cây cao su phát triển. Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... có nhiều kinh nghiệm theo đuổi các chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến xuất khẩu cao su thiên nhiên; và hưởng những thuận lợi về quan hệ quốc tế và cập nhật thông tin do có nhiều tổ chức quốc tế chuyên ngành cao su có trụ sở tại các nước này…

Đối thủ tiềm năng: các công ty cao su mới đi vào hoạt động ở trong nước (các công ty cao su ở Tây Nguyên như Krông Buk, Mang Yang..., và miền Trung như công ty cao su Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An...); các công ty trên thế giới ở Myanmar, Liberia... là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, họ có thể lấy khách hàng của PHR. Theo Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam (2013) cho biết Myanmar và Nhật Bản vừa ký bản ghi nhớ về việc hợp tác sản xuất và xuất khẩu; theo đó, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các đồn điền cao su tại bang Mon, Myanmar để chế biến cao su chất lượng cao cạnh tranh với thị trường quốc tế; Còn phía Myanmar, sẽ xuất khẩu cao su chất lượng cao sang thị trường Nhật Bản...

Quyền năng của khách hàng: công ty có những khách hàng lớn với những hợp đồng dài hạn, nếu không bảo đảm yêu cầu về chất lượng và những yêu cầu khác (bao bì, thời gian giao hàng...), để mất uy tín với họ..., những khách hàng lớn này có thể chuyển sang mua của những công ty cao su khác, mua cùng lúc từ nhiều công ty cao su khác nhau ở trong nước và các công ty cao su ở các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia....

Quyền năng của nhà cung cấp: thực trạng cao su nguyên liệu thu mua từ tiểu điền có sản lượng gia tăng khá nhanh, (6000 – 1000 tấn/năm). Tuy nhiên chất lượng sản phẩm không đồng đều và không đảm bảo, trong tương lai các hộ tiểu điền có khả năng pha tạp chất vào mủ để tăng độ bán được giá cao hơn hoặc bảo quản mủ không đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm...

 Môi trường công nghệ:

Nguy cơ do các nhà tiêu thụ thay đổi công nghệ và sử dụng cao su nhân tạo thay cho cao su thiên nhiên hoặc sử dụng một loại nguyên liệu khác thay thế. Hiện nay, thế giới sử dụng cùng lúc hai loại cao su: cao su thiên nhiên (cao su khai thác từ cây cao su) và cao su tổng hợp (cao su được chiết xuất từ dầu mỏ). Hai loại sản phẩm này là sản phẩm thay thế cho nhau trong các ngành công nghiệp, khi giá dầu giảm, giá cao su tổng hợp sẽ giảm so với giá cao su tự nhiên, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho giá cao su tổng hợp. Các nhà sản xuất sẽ chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp, nhu cầu cao su thiên nhiên giảm dẫn đến giá cao su thiên giảm; và ngược lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc tìm hiểu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, tình hình xuất khẩu và hoạt động marketing xuất khẩu cao su thiên nhiên của PHR, chương 2 đã phân tích SWOT cho hoạt động marketing xuất khẩu cao su thiên nhiên của PHR.

Chương 2 đã phân tích các hoạt động marketing xuất khẩu của PHR trên cơ sở phân tích các yếu tố của chiến lược Marketing-Mix xuất khẩu là sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị. Qua phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của PHR có thể khẳng định công ty có đủ khả năng để tiếp tục mở rộng xuất khẩu; Các cơ hội và nguy cơ được nhận dạng trên cơ sở phân tích môi trường marketing xuất khẩu đối với sản phẩm cao su thiên nhiên, là nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp.

Từ tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên của PHR qua các năm, các hoạt động marketing xuất khẩu và việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hoạt động marketing xuất khẩu của PHR sẽ là cơ sở để phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đề xuất chiến lược marketing xuất khẩu cao su thiên nhiên của PHR ở chương 3.

Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA GIAI ĐOẠN 2013 - 2018.PDF (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)