Nam và PHR
Qua nghiên cứu về tình hình sản xuất, xuất khẩu và quản lý ngành cao su thiên nhiên tại các quốc gia trong khu vực - là những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, có thể rút ra những bài học về chính sách marketing xuất khẩu cho ngành cao su Việt Nam nói chung và PHR nói riêng như sau :
Về chính sách sản phẩm: Xu hướng chung các nước chủ yếu sản xuất loại cao su cấp cao (cao su khối định chuẩn kỹ thuật của từng nước), giảm dần tỷ trọng loại cao su cấp thấp (cao su tờ xông khói RSS, mủ cô đặc…).
Các nước xuất khẩu cao su hàng đầu đều có hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên nhằm đảm bảo chất lượng cao su từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu (ở Thái Lan có Viện nghiên cứu cao su Thái Lan cùng với các trung tâm của Viện này kiểm tra và quản lý chất lượng cao su thiên nhiên, Indonesia có Trung tâm Kiểm tra Chất lượng Hàng hóa kiểm tra chất lượng, cấp giấy chứng nhận chất lượng...). Do đó, sản phẩm cao su đảm bảo chất lượng, đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao của các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Về chính sách giá: giá cả được cập nhật và phân tích hàng ngày theo giá cả thế giới (ở Thái Lan có chợ cao su trung tâm hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu có mức giá tốt nhất; ở Indonesia có Hiệp hội các nhà sản xuất cao su thiên nhiên nhiên Indonesia Gapkindo…)
Về chính sách phân phối: Cao su của các nước chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp cho các nước công nghiệp, còn lại là xuất khẩu qua thị trường trung gian.
Về chính sách xúc tiến: Cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Các quốc gia đứng đầu xuất khẩu cao su đều có các tổ chức nắm bắt thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu cao su trên thị trường thế giới. Ở Thái Lan có Hiệp hội Cao su Thái Lan nắm bắt thông tin thị trường cao su thế giới cung cấp cho Hội viên, hỗ trợ hội viên xúc tiến thương mại, tiếp thị cao su Thái Lan đến với thế giới; ở Indonesia có Hiệp hội Cao su Indonesia tiếp thị cao su thiên nhiên của Indonesia; Malaysia có Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm cao su Malaysia, thúc đẩy mở rộng thị trường cao su và sản phẩm cao su Malaysia trên thế giới. Bên cạnh đó, ngành cao su Malaysia còn hưởng những thuận lợi về quan hệ quốc tế và cập nhật thông tin nhờ những tổ chức quốc tế chuyên ngành cao su có trụ sở tại Malaysia.
Về vai trò của Chính phủ: Chính phủ có những dự án hỗ trợ nông dân tăng năng suất, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính phủ cần xây dựng kế hoạch phát triển nêu rõ chiến lược, mục tiêu phát triển cho ngành cao su.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Marketing xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu để một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra khỏi biên giới một quốc gia. Để có thể xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu cho doanh nghiệp, việc tìm hiểu cơ sở khoa học về marketing xuất khẩu là rất cần thiết.
Chương 1 đã trình bày lý thuyết về chiến lược marketing xuất khẩu, cụ thể là khái niệm về marketing xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu và quy trình chiến lược marketing xuất khẩu. Bên cạnh đó, chương 1 còn trình bày kinh nghiệm về marketing xuất khẩu của những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới; qua đó, rút ra kinh nghiệm cho ngành cao su Việt Nam nói chung và PHR nói riêng.
Chiến lược marketing xuất khẩu được xây dựng trên cơ sở phân tích môi trường marketing xuất khẩu, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ; sau đó phân khúc thị trường để xác định thị trường mục tiêu trong phân khúc đó và định vị sản phẩm để thỏa mãn nhóm thị trường mục tiêu này.
Chiến lược marketing – mix (còn gọi là chiến lược 4P) xuất khẩu được xem là tiêu điểm của hoạt động marketing xuất khẩu vì nó đề cập toàn diện bốn vấn đề cốt yếu trong quá trình đưa sản phẩm ra thâm nhập thị trường nước ngoài: sản phẩm (Product), giá (Price), phân phối (Place) và chiêu thị (Promotion). Lựa chọn đúng và phối hợp tốt 4 quyết định này, doanh nghiệp sẽ có được một nền tảng phát triển vững chắc trên thị trường đã chọn.
Chương 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA PHR