- Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ACB thì không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của TT.TTQT và KPP mà cần phải tổ chức tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban để công việc đƣợc giải quyết nhanh, thuận tiện. Cụ thể:
+ Việc phối hợp giữa Trung tâm TTQT và Trung tâm tín dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
+ Liên quan trực tiếp đến quy trình xử lý hồ sơ tại TT. TTQT là Bộ phận Phát triển sản phẩm TTQT nhƣng lại không thuộc cơ cấu tổ chức của TT. TTQT. Ngƣời đề ra mức phí TTQT, các loại hình TTQT chính là bộ phận này. Về cơ bản, mặc dù TT. TTQT là ngƣời trực tiếp xử lý hồ sơ, biết rõ về khách hàng nhƣng không thể định ra mức phí hoặc hạn mức ký quỹ áp dụng riêng cho từng khách hàng nhƣ một chính sách phân loại khách hàng. Do đó cần có tiếng nói chung, lắng nghe ý kiến lẫn nhau để hoạt động TTQT ngày một hiệu quả.
+ Liên quan trực tiếp và đứng sau bộ phận Phát triển sản phẩm TTQT là bộ phận phân tích các định chế tài chính (FI). Trong quá trình xử lý hồ sơ tại Trung tâm đã phát sinh tình trạng ngân hàng nƣớc ngoài uy tín không tốt, vì muốn trì hoãn thanh toán mà bắt bất hợp lệ không đúng chuẩn mực quốc tế, hay việc thanh toán trễ qua ngày đáo hạn. Những đối tác này thuộc danh sách đen cần lƣu tâm trong trƣờng hợp chiết khấu, cho vay từ khoản phải thu của bộ chứng từ. Tuy nhiên, cũng vì thiếu liên kết với nhau nên uy tín giảm sút của đối tác nƣớc ngoài không đƣợc cập nhật trong bảng đánh giá gây rủi ro cho ACB.
+ Ngoài ra TT. TTQT cũng cần liên kết chặt chẽ với Bộ phận tài trợ xuất nhập khẩu để đảm bảo các sản phẩm tài trợ thực sự linh hoạt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng trong thanh toán.
- Công văn, hƣớng dẫn công việc cũng nhƣ các mẫu biểu phục vụ cho việc chuyển sang TTQT vẫn còn rất nhiều thiếu sót, chƣa hợp lý. Việc ra các qui định, hƣớng dẫn là việc của TT. TTQT, Bộ phận Phát triển sản phẩm TTQT, song các bộ phận này cần lấy ý kiến của KPP để hoàn thiện bổ sung các qui định, hƣớng dẫn cho từng nghiệp vụ TTQT tƣơng thích với thực tế.
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức và tăng cƣờng quản trị điều hành: phân cấp ủy quyền trong điều hành các cấp và thẩm quyền KPP, đảm bảo tách bạch giữa các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và chức trách giám sát và kiểm soát quy trình, đƣa hoạt động quản lý rủi ro trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Chuẩn hoá công tác thẩm định, đánh giá khách hàng: Hiện nay ACB đã ban hành bộ tiêu chí tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là một bƣớc tiến vƣợt bậc nhằm chuẩn hoá quy định cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo vận hành xuyên suốt trên toàn hệ thống tránh tình trạng bất nhất.
- Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đáng tin cậy trên nguyên tắc khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tổng hợp, đánh giá biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc để từ đó dự báo, điều chỉnh cơ chế chính sách sát với yêu cầu thực tiễn của ACB nói chung và của hoạt động TTQT nói riêng.
Tóm lại, các rủi ro phát sinh cũng có quan hệ tƣơng quan nên cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, duy trì thƣờng xuyên và phối hợp giữa các bộ phận có liên quan. Có nhƣ thế ACB mới có thể giảm thiểu và hạn chế rủi ro góp phần quan trọng, quyết định trong sự nghiệp phát triển TTQT toàn hệ thống.