Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.PDF (Trang 33)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu đƣợc thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu - Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank

- Tên viết tắt: ACB

- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TPHCM.

- Vốn điều lệ: Nếu vốn điều lệ ban đầu chỉ là 20 tỷ đồng thì tính đến ngày 31/12/2012 vốn điều lệ của ACB đã tăng lên mức 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mƣơi sáu tỷ chín trăm sáu mƣơi lăm triệu không trăm sáu mƣơi nghìn đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

- Mạng lƣới hoạt động: Tính đến 31/12/2012, ACB có tổng cộng 342 đơn vị. Số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm mỗi năm là: 75 (2008), 51 (2009), 45 (2010), 45 (2011) và 16 (2012)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

Biểu đồ 2.2: Số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch từ năm 2007 – 2012

-Số lƣợng nhân viên: Tính đến 31/12/2012, tổng số cán bộ, nhân viên của ACB là 9.906 ngƣời.

Bảng 2.1: Số lƣợng nhân viên và thu nhập bình quân qua các năm 2010 – 2012

Năm 2010 2011 2012

Số lƣợng nhân viên (ngƣời) 6.869 8.228 9.906

Thu nhập bình quân năm (triệu đồng) 133 182 182

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

- Ngân hàng đại lý: ACB có quan hệ với 1.175 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trong số đó có 120 ngân hàng có quan hệ đại lý toàn cầu, 20 ngân hàng ACB có tài khoản Nostro đồng nghĩa với việc khách hàng của ACB sẽ không bị hạn chế trong việc lựa chọn ngân hàng trong giao dịch mua bán xuất nhập khẩu.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình chung:

ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Thanh khoản đƣợc đảm bảo; tài sản không thất thoát. Số dƣ huy động tiết kiệm

VND khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng đƣợc xử lý theo đúng tiến độ và chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Các chủ trƣơng về tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc ACB triển khai nghiêm túc: giảm dần lãi suất cho vay; tăng trƣởng tín dụng thận trọng, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng; cơ cấu danh mục tín dụng theo hƣớng ƣu tiên lĩnh vực sản xuất, hạn chế cấp vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trƣởng so với năm 2011. Tuy số dƣ đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhƣng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dƣ bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND - nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB tăng trƣởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.

Khuôn khổ quản lý rủi ro về quy trình chính sách đƣợc xây dựng và hoàn chỉnh. Cấu trúc thanh khoản khá vững chắc. Tỷ lệ an toàn vốn bình quân trong năm đạt 11,2% và đạt 13,5% tại thời điểm 31/12/2012.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh của ACB chƣa đạt kế hoạch đề ra đầu năm. Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so với đầu năm.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

Tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Việc mở rộng tín dụng trên thị trƣờng cho vay dân cƣ và tổ chức kinh tế và thị trƣờng liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản đƣợc ƣu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

Tiền gửi khách hàng: 159.500 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

Biểu đồ 2.4: Tổng vốn huy động tính đến 31/12/2012

Dƣ nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, gần nhƣ không đổi so với đầu năm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm.

Lợi nhuận trƣớc thuế của NH là 1.042,67 tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

Biểu đồ 2.6: Tổng lợi nhuận trƣớc thuế tính đến 31/12/2012

Chủ trƣơng của Ngân hàng Nhà nƣớc hạn chế các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lƣới hoạt động vô hình trung làm cho chi phí đầu tƣ về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lƣới của ACB chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần tăng. Lỗ do phải tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc trong điều kiện thị trƣờng khó khăn cũng nhƣ lợi nhuận các công ty trực thuộc đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung của ACB là chƣa tƣơng xứng đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Các rủi ro về thay đổi chính sách, rủi ro về pháp lý chƣa đƣợc dự báo, đánh giá đúng mức để kiểm soát hữu hiệu.

2.2 Thực trạng chung về dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP Á Châu

2.2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu cổ phần Á Châu

Mô hình tổ chức quản lý tập trung hoạt động thanh toán quốc tế

ACB bắt đầu triển khai dịch vụ TTQT từ năm 1994. Tính đến nay, ACB đã có 77 chi nhánh và 155 phòng giao dịch đƣợc tiếp nhận hồ sơ thanh toán quốc tế và đƣợc xem là

một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu của cả nƣớc có hoạt động TTQT mạnh, không ngừng đƣợc nâng cao cả về chất và về lƣợng. Ngày 27/05/2008, TT.TTQT chính thức thành lập - đánh dấu việc triển khai mô hình TTQT theo dạng tập trung. Ngày 01/12/2008 mô hình đƣợc triển khai thí điểm ở một số chi nhánh nhƣ Sài Gòn, Phú Lâm, Chợ Lớn và dần dần đƣợc áp dụng rộng rãi. Tính đến ngày 01/07/2009 mô hình xử lý TTQT tập trung chính thức đi vào hoạt động trên toàn hệ thống.

Chức năng của TT. TTQT:

- Tổ chức, duy trì và phát triển hoạt động TTQT thống nhất trên toàn hệ thống.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các văn bản liên quan nghiệp vụ, các thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực TTQT trong toàn hệ thống.

Tổ chức của TT. TTQT:

- Đứng đầu TT.TTQT là giám đốc TT.TTQT: chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc Khối hoặc ngƣời đƣợc phân công ủy quyền về mọi mặt của hoạt động trung tâm.

- Phó giám đốc TT.TTQT: chịu trách nhiệm và báo cáo với giám đốc TT.TTQT về các hoạt động của TT.TTQT theo phân công cụ thể.

- Trƣởng bộ phận: chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ phận, báo cáo trực tiếp và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận trƣớc giám đốc trung tâm/ Phó giám đốc trung tâm phụ trách bộ phận mình.

- Các chuyên viên, kiểm soát viên, nhân viên: làm việc độc lập và báo cáo trực tiếp cho trƣởng bộ phận.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm TTQT

Bên cạnh các sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống: T/T, LC, Collection, CAD... ACB cũng không ngừng nghiên cứu và đƣa ra các sản phẩm hỗ trợ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, bao gồm:

- Tài trợ nhập khẩu, tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập.

- Tài trợ xuất khẩu: tài trợ thu mua dự trữ, tài trợ trƣớc khi giao hàng, chiết khấu hối phiếu, cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộchứng từ hàng xuất.

- Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói.

2.2.2. Thực trạng các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu cổ phần Á Châu

Đánh giá doanh số tổng hợp qua các năm 2008-2012:

Doanh số TTQT của ACB tăng qua các năm, riêng 2009 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, doanh số giảm nghiêm trọng và sau đó vực dậy với tốc độ chóng mặt trong năm 2010 với mức tăng trƣởng 41.19%. Trong đó, doanh số xuất khẩu và nhập khẩu năm 2010 tăng tƣơng ứng 65.34% và 27.92%. Năm 2011 doanh số tăng 21.56% đạt 5,269,694,589 USD, đây là một kết quả đáng khích lệ. Năm 2012, tuy tình hình kinh tế khó khăn và sự cố tháng 08/2012 nên tốc độ tăng doanh số sụt giảm nghiêm trọng nhƣng nhìn chung vẫn tăng so với năm 2011 là 1.32% là một điều đáng mừng.

Bảng 2.2: Doanh số TTQT giai đoạn 2008 – 2012

Năm Tổng doanh số (USD) Tăng trƣởng (so với năm t-1)

2008 3,454,155,358

2009 3,070,383,261 -11.11%

2010 4,335,185,129 41.19%

2011 5,269,694,589 21.56%

2012 5,339,047,971 1.32%

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

Biểu đồ 2.7: Doanh số TTQT giai đoạn 2008 – 2012

Đánh giá doanh số theo loại hình thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu:

Giai đoạn 2008-2009, trung bình doanh số xuất khẩu chiếm khoảng 33% và doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 67%. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nhập siêu của kinh tế nƣớc ta trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012, tỷ trọng doanh số xuất khẩu đã tăng lên đáng kể khoảng 46% so với mức 54% doanh số nhập khẩu. Đây là tín hiệu đáng mừng giúp ACB cân bằng cán cân xuất–nhập, phản ánh các chính sách tài trợ xuất khẩu của ACB đã mang lại hiệu qu, góp phần tăng đáp ứng nguồn ngoại tệ phục vụ nhập khẩu.

Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh số xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2012

Năm Doanh số XK (USD) Tỷ trọng (%) Doanh số NK (USD) Tỷ trọng (%) Tổng doanh số (USD) 2008 1,141,682,418 33.05 2,312,472,940 66.95 3,454,155,358 2009 1,089,248,530 35.48 1,981,134,731 64.52 3,070,383,261 2010 1,800,944,440 41.51 2,534,240,689 58.49 4,335,185,129 2011 2,253,616,317 42.77 3,016,078,272 57.23 5,269,694,589 2012 2,438,374,178 45.67 2,900,673,793 54.33 5,339,047,971

Xét riêng về doanh số xuất khẩu thì năm 2012 doanh số xuất khẩu tăng xấp xỉ 2 lần năm 2008. Đây đƣợc xem là tín hiệu khả quan đáng mừng cho tình hình hoạt động TTQT những năm tới tại ACB. Nếu trƣớc đây các bộ chứng từ xuất khẩu có trị giá lớn trên triệu USD chủ yếu tập trung vào mặt hàng sắt thép thì sang năm 2012 các mặt hàng xuất khẩu tập trung vào hàng thuỷ sản, sắn lát và đặc biệt là mặt hàng gạo. Điều này cho thấy các khách hàng lớn dần dần tin tƣởng hơn vào uy tín cũng nhƣ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần phục vụ của ACB để chuyển dần giao dịch từ những ngân hàng truyền thống phục vụ xuất nhập khẩu sang ACB. Đây là cơ sơ để ACB tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình.

Bảng 2.4: Doanh số xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2012

Năm Doanh số XK (USD) Tăng trƣởng (so với năm t-1)

2008 1,141,682,418

2009 1,089,248,530 -4.59%

2010 1,800,944,440 65.34%

2011 2,253,616,317 25.13%

2012 2,438,374,178 8.20%

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

Năm 2009 doanh số nhập khẩu sụt giảm nhiều hơn so với mức giảm bình quân của tổng doanh số TTQT một phần do tình trạng suy thoái kinh tế, mặt khác do biến động tỷ giá USD/VND dẫn đến việc dè dặt trong hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoà cùng xu hƣớng chung, năm 2010 doanh số nhập khẩu của ACB tăng trƣởng rõ rệt và tiếp tục duy trì trong năm 2011, điều này cho thấy hoạt động TTQT tại ACB đã đƣợc chú trọng đầu tƣ và phát triển. Đến năm 2012, cùng với sự khó khăn chung trong nền kinh tế và sự cố riêng của ACB, doanh số nhập khẩu có sự sụt giảm nhẹ là 3.83% so với năm 2011.

Bảng 2.5: Doanh số nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2012

Năm Doanh số NK (USD) Tăng trƣởng (so với năm t-1)

2008 2,312,472,940

2009 1,981,134,731 -14.33%

2010 2,534,240,689 27.92%

2011 3,016,078,272 19.01%

2012 2,900,673,793 -3.83%

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

Đánh giá doanh số theo cơ cấu theo phương thức thanh toán:

Về cơ cấu doanh số theo phƣơng thức thanh toán, T/T luôn chiếm vị trí dẫn đầu với tỷ trọng 65.27% năm 2012, L/C đứng thứ hai với 28.37% và thấp nhất là CAD không tới 0.02% trong tổng doanh thu. Dữ liệu trên đã chứng minh đƣợc mức độ phổ biến cũng nhƣ chủ lực của phƣơng thức thanh toán T/T, đặc biệt là T/T nhập khẩu tại ACB. Năm 2012 có sự dịch chuyển nhỏ trong cơ cấu phƣơng thức thanh toán, tỷ trọng phƣơng thức thanh toán T/T giảm so với năm 2011 là 1.97%, phƣơng thức thanh toán theo L/C và nhờ thu tăng tƣơng ứng 1.15% và 0.82%. Sau đây là bảng dữ liệu và biểu đồ tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán.

Bảng 2.6: Tỷ trọng doanh số xuất, nhập khẩu theo phƣơng thức thanh toán

Đơn vị: Triệu USD

Phƣơng thức Năm 2011 Năm 2012 Doanh số xuất Doanh số nhập Tổng doanh số Tỷ trọng Doanh số xuất Doanh số nhập Tổng doanh số Tỷ trọng T/T 1,622.76 1,920.47 3,543.23 67.24 1,703.73 1,778.63 3,482.36 65.27 L/C 495.81 938.70 1,434.51 27.22 568.85 944.75 1,513.60 28.37 Nhờ thu 134.20 156.91 291.11 5.52 161.68 176.72 338.40 6.34 CAD 0.85 0.00 0.85 0.02 0.41 0.58 0.99 0.02 Tổng 2,253.62 3,016.08 5,269.69 100 2,434.67 2,900.68 5,335.35 100

65.27% 6.34% 0.02% 28.37% T/T L/C Nhờ thu CAD

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh số xuất nhập khẩu theo phƣơng thức thanh toán năm 2012

Đánh giá doanh thu phí dịch vụ TTQT qua các năm.

Doanh thu từ hoạt động TTQT có đƣợc chủ yếu từ phí dịch vụ, đây cũng là bộ phận đóng góp đáng kể vào lợi nhuận và thu nhập chung của các ngân hàng. Hiện nay, ACB đã xây dựng đƣợc biểu phí hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT. Việc quy định mức phí hợp lý, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Xét giai đoạn 2008 – 2011, thu nhập phí TTQT của ACB không ngừng tăng lên qua các năm về số tuyệt đối nhƣng xét về tốc độ tăng trƣởng thì doanh thu phí TTQT có xu hƣớng giảm dần. Đặc biệt, năm 2012 gặp phải một sự sụt giảm nghiêm trọng cả về tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trƣởng, doanh thu phí TTQT đã giảm hơn một nửa so với năm 2011, mức giảm là 61.33%.

Bảng 2.7: Doanh thu phí TTQT giai đoạn 2008 – 2012

Năm Tổng phí TTQT (VND) Tăng trƣởng (so với năm t-1)

2008 87,406,018,120

2009 289,010,188,261 230.65%

2010 393,039,778,902 36.00%

2011 522,282,665,083 32.88%

2012 221,774,731,364 -61.33%

(Nguồn: Báo cáo của TT. TTQT các năm từ 2008 – 2012)

Xét về tỷ trọng, doanh thu phí TTQT chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng phí dịch vụ của ACB nhƣng lại có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng qua các năm (trừ năm 2012). Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì phí TTQT qua các năm liên tục tăng đem lại lợi nhuận không nhỏ, đây là cơ sở để ACB tiếp tục đầu tƣ mở rộng, phát triển loại hình dịch vụ này, nhằm góp phần đáng kể vào thu nhập lợi nhuận của ACB hàng năm.

Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ TTQT trong tổng doanh thu phí dịch vụ ACB giai đoạn 2008 – 2012

Năm Tổng phí TTQT (tỷ đồng) Phí dịch vụ (tỷ đồng) Tỷ trọng phí TTQT trong phí dịch vụ 2008 87.41 680.30 12.85% 2009 289.01 867.67 33.31% 2010 393.04 967.15 40.64% 2011 522.28 1138.54 45.87% 2012 221.77 802.08 27.65%

Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ TTQT trong tổng doanh thu phí dịch vụ ACB giai đoạn 2008 – 2012

2.3. Đánh giá về thực trạng chất lƣợng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu thƣơng mại cổ phần Á Châu

2.3.1. Ƣu điểm, thành tựu đạt đƣợc trong chất lƣợng dịch vụ TTQT của ACB

- Trong những năm qua, ACB đã chứng tỏ đƣợc khả năng, thế mạnh của mình so với các ngân hàng khác trong lĩnh vực TTQT.

- Hoạt động TTQT ngày càng đƣợc củng cố và phát triển.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)