Về phí:
Biểu phí TTQT của ACB hiện nay khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, để có thể thu hút khách hàng nhiều hơn nữa ACB cần tiếp tục hoàn thiện biểu phí theo hƣớng linh hoạt, mềm dẻo theo các tiêu chí sau:
- Đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng: Biểu phí dịch vụ TTQT của ACB phải đƣợc xác định trên cơ sở tham khảo biểu phí của các đối thủ cạnh tranh bởi lẽ phí là một yếu tố rất nhạy cảm, có sức ảnh hƣởng lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- Đối tƣợng khách hàng: ACB cần phải ban hành nhiều mức phí khác nhau để áp dụng cho từng nhóm khách hàng khác nhau (ví dụ: khách hàng VIP, khách hàng có nguồn thu xuất khẩu...). Đặc biệt chú trọng đến nhóm khách hàng có doanh số TTQT cao, có uy tín và những khách hàng có tiềm năng.
- Nhà cung cấp: Đối với một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều và có giá trị lớn nhƣ: nhựa, sắt thép,.. một số nhà cung cấp lớn ở nƣớc ngoài thƣờng chỉ định ngân hàng quan hệ với nhà nhập khẩu. Do đó, cần phải áp dụng linh động các khoản phí phải thu từ ngƣời thụ hƣởng trong các phƣơng thức thanh toán để nhằm duy trì mối quan hệ và tạo uy tín với các nhà cung cấp lớn này.
- Mức độ phức tạp và rủi ro của từng phƣơng thức: mỗi phƣơng thức thanh toán sẽ có độ phức tạp cũng nhƣ độ rủi ro cho ngân hàng khác nhau, ví dụ nhƣ phƣơng thức L/C sẽ phức tạp và rủi ro hơn phƣơng thức T/T hay D/P, D/A; bộ chứng từ trị giá càng lớn mức độ rủi ro càng cao, do đó biểu phí cũng phải linh động tùy theo từng phƣơng thức, từng trị giá bộ chứng từ.
- Thị trƣờng tiêu thụ: tùy thuộc vào từng thị trƣờng sẽ áp dụng những mức phí khác nhau. Ví dụ nhƣ ở các thành phố lớn nhƣ Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...có nhiều cảng biển, sân bay thuận tiện cho hoạt động ngoại thƣơng phí sẽ khác so với những nơi khác. Hoặc với những thị trƣờng mới hoạt động, ACB cần áp dụng mức phí thấp để thâm nhập, phát triển thị phần và tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, mức phí thấp hay cao phải hợp lý và nằm trong biên độ cho phép vì phí là giá của sản phẩm, nó không chỉ nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh số, tăng khả năng cạnh tranh, mà còn biểu thị cho chất lƣợng phục vụ, uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng.
Về tỷ giá:
Khách hàng rất hay có tâm lý so sánh tỷ giá khi lựa chọn ngân hàng giao dịch, vì vậy việc bảo đảm một tỷ giá cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của bộ phận kinh doanh ngoại hối. Về phía TT.TTQT cần phải giảm bớt sự mất cân đối trong thanh toán xuất nhập khẩu, đẩy
mạnh các sản phẩm tài trợ xuất khẩu để tăng cƣờng nguồn ngoại tệ, giảm bớt sự căng thẳng ngoại tệ dẫn đến đẩy tỷ giá bán cao, đặc biệt là tỷ giá USD/VND.
3.1.9. Phát triển và nâng cao chất lượng quan hệ ngân hàng đại lý
- Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng đại lý hiện hữu nhằm mở rộng thị trƣờng, tranh thủ nhận đƣợc sự hỗ trợ trong công tác đào tạo, kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Đồng thời, thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý có thể giới thiệu về hoạt động và vị trí của ngân hàng đến khách hàng ở các nƣớc.
- Định kỳ chọn lọc các ngân hàng đại lý tốt, sẵn sàng cung cấp hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận, hạn mức tái tài trợ từ các ngân hàng nƣớc ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
- Xem xét và xây dựng tiêu chuẩn hợp lý để tích cực và chủ động thiết lập thêm quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài để đƣợc hỗ trợ thật sự có hiệu quả. Chẳng hạn, cần mở rộng thêm mạng lƣới sang các thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ Mỹ, các nƣớc EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời của các doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống đại lý cần phải mở rộng ra không chỉ các ngân hàng mà còn cả các công ty tài chính, các công ty bao thanh toán.
- Bộ phận phân tích các định giá tài chính cần cập nhật thông tin của các tổ chức tài chính trên thế giới, căn cứ vào uy tín nội địa của họ, thị trƣờng hoạt động để đánh giá, cho điểm, xếp loại nhóm ngân hàng, và thiết lập hạn mức giao dịch với các tổ chức tài chính đó, đồng thời liên kết với TT.TTQT để thông tin từ ngân hàng đƣợc đánh giá cấp hạn mức chính xác hơn. Đây sẽ là nguồn thông tin rất quan trọng giúp bộ phận thanh toán hạn chế và tiên liệu các rủi ro sẽ có thể xảy ra khi tiến hành giao dịch với các tổ chức tài chính này.
3.1.10. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế
Về tài trợ:
Việc đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và đây sẽ là công cụ để thu hút nhiều khách hàng hơn.
- Lựa chọn khách hàng để ƣu đãi tín dụng xuất nhập khẩu: ACB cần đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kỳ về khả năng tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu, thị trƣờng xuất nhập khẩu để có chính sách ƣu đãi hợp lý.
- Cần có sự ƣu tiên hơn về lãi suất đối với món vay thanh toán xuất nhập khẩu so với các món vay thông thƣờng khác, bởi vì khi cho vay thanh toán xuất nhập khẩu ngoài phần lãi vay ngân hàng còn thu đƣợc các loại phí TTQT.
- Tiếp tục triển khai các sản phẩm tài trợ nhƣ: Cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu hoặc cho vay đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu…
Về ngoại tệ: ACB cần thực hiện các biện pháp sau: - Đẩy mạnh, đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ.
- Ngoài ra, Ngân hàng còn tìm nguồn vốn ngoại tệ từ nƣớc ngoài bằng cách thông qua các hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng và Ngân hàng nƣớc ngoài để đầu tƣ vào các dự án phát triển kinh tế. Đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất để tăng thêm nguồn thu ngoại tệ đáp ứng hoạt động TTQT.
3.1.11. Các giải pháp khác
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ACB thì không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của TT.TTQT và KPP mà cần phải tổ chức tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban để công việc đƣợc giải quyết nhanh, thuận tiện. Cụ thể:
+ Việc phối hợp giữa Trung tâm TTQT và Trung tâm tín dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
+ Liên quan trực tiếp đến quy trình xử lý hồ sơ tại TT. TTQT là Bộ phận Phát triển sản phẩm TTQT nhƣng lại không thuộc cơ cấu tổ chức của TT. TTQT. Ngƣời đề ra mức phí TTQT, các loại hình TTQT chính là bộ phận này. Về cơ bản, mặc dù TT. TTQT là ngƣời trực tiếp xử lý hồ sơ, biết rõ về khách hàng nhƣng không thể định ra mức phí hoặc hạn mức ký quỹ áp dụng riêng cho từng khách hàng nhƣ một chính sách phân loại khách hàng. Do đó cần có tiếng nói chung, lắng nghe ý kiến lẫn nhau để hoạt động TTQT ngày một hiệu quả.
+ Liên quan trực tiếp và đứng sau bộ phận Phát triển sản phẩm TTQT là bộ phận phân tích các định chế tài chính (FI). Trong quá trình xử lý hồ sơ tại Trung tâm đã phát sinh tình trạng ngân hàng nƣớc ngoài uy tín không tốt, vì muốn trì hoãn thanh toán mà bắt bất hợp lệ không đúng chuẩn mực quốc tế, hay việc thanh toán trễ qua ngày đáo hạn. Những đối tác này thuộc danh sách đen cần lƣu tâm trong trƣờng hợp chiết khấu, cho vay từ khoản phải thu của bộ chứng từ. Tuy nhiên, cũng vì thiếu liên kết với nhau nên uy tín giảm sút của đối tác nƣớc ngoài không đƣợc cập nhật trong bảng đánh giá gây rủi ro cho ACB.
+ Ngoài ra TT. TTQT cũng cần liên kết chặt chẽ với Bộ phận tài trợ xuất nhập khẩu để đảm bảo các sản phẩm tài trợ thực sự linh hoạt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng trong thanh toán.
- Công văn, hƣớng dẫn công việc cũng nhƣ các mẫu biểu phục vụ cho việc chuyển sang TTQT vẫn còn rất nhiều thiếu sót, chƣa hợp lý. Việc ra các qui định, hƣớng dẫn là việc của TT. TTQT, Bộ phận Phát triển sản phẩm TTQT, song các bộ phận này cần lấy ý kiến của KPP để hoàn thiện bổ sung các qui định, hƣớng dẫn cho từng nghiệp vụ TTQT tƣơng thích với thực tế.
- Cơ cấu lại mô hình tổ chức và tăng cƣờng quản trị điều hành: phân cấp ủy quyền trong điều hành các cấp và thẩm quyền KPP, đảm bảo tách bạch giữa các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và chức trách giám sát và kiểm soát quy trình, đƣa hoạt động quản lý rủi ro trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Chuẩn hoá công tác thẩm định, đánh giá khách hàng: Hiện nay ACB đã ban hành bộ tiêu chí tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là một bƣớc tiến vƣợt bậc nhằm chuẩn hoá quy định cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo vận hành xuyên suốt trên toàn hệ thống tránh tình trạng bất nhất.
- Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu đáng tin cậy trên nguyên tắc khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tổng hợp, đánh giá biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình của các ngân hàng trong và ngoài nƣớc để từ đó dự báo, điều chỉnh cơ chế chính sách sát với yêu cầu thực tiễn của ACB nói chung và của hoạt động TTQT nói riêng.
Tóm lại, các rủi ro phát sinh cũng có quan hệ tƣơng quan nên cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, duy trì thƣờng xuyên và phối hợp giữa các bộ phận có liên quan. Có nhƣ thế ACB mới có thể giảm thiểu và hạn chế rủi ro góp phần quan trọng, quyết định trong sự nghiệp phát triển TTQT toàn hệ thống.
3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc và cơ quan hữu quan
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về TTQT
NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng trên tất cả các mặt cho phù hợp với pháp luật Việt Nam, với chuẩn mực và thông lệ quốc tế cũng nhƣ các cam kết song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam tham gia ký kết; rà soát lại các văn bản liên quan đến hoạt động TTQT để hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; NHNN cần xây dựng văn bản hƣớng dẫn quy trình hoạt động TTQT: từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, kiểm soát hồ sơ và lƣu trữ hồ sơ. Xây dựng chế độ quản lý và khai thác thông tin đảm bảo nhanh, chính xác, an toàn. Tuy nhiên, việc này cần đƣợc tiến hành từng bƣớc phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN cần có chính sách để các NHTM có thể tạo lập nguồn tài chính từ tích lũy nội bộ và các nguồn tài trợ quốc tế để đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ NH.
Làm rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức đƣợc phép làm dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế.
3.2.2 Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ
NHNN cần nghiên cứu hoàn thiện thị trƣờng tài chính liên quan đến các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, đặc biệt coi trọng thị trƣờng tiền tệ. Nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá. Ngân hàng Nhà nƣớc cần điều hành tỷ giá với phƣơng châm: “Linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn”, theo đó, tỷ giá ngoại tệ trong ngắn hạn biến động trên cơ sở giá thị trƣờng, đồng thời bằng các biện pháp tài chính vĩ mô giữ ổn định tỷ giá dài hạn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thƣơng và các ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế.
Ngân hàng Nhà nƣớc cần tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, nâng cao năng lực quản lý của NHNN. Tăng cƣờng khả năng bao quát của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc quản lý các giao dịch ngoại hối, nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối trong điều kiện tự do hóa tài khoản vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trƣờng tài chính.
3.2.3 Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM
NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phƣơng pháp kiểm tra giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo các chuẩn mực quốc tế. Nâng cao chất lƣợng của công tác thanh tra của NHNN đối với hoạt động TTQT của NHTM. Công tác thanh tra phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của hoạt động TTQT không tuân theo các quy định của NHNN.
Tăng cƣờng khuôn khổ pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của NHNN đối với các NHTM. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ NH; cải tiến các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm toán hàng năm do các công ty kiểm toán độc lập nƣớc ngoài tiến hành, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.4 Có các giải pháp đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng hàng
Để đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc cần cập nhật và phổ cập các thông tin về tự do hoá, các cam kết quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về thƣơng mại, dịch vụ, trƣớc hết là dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, cần cân nhắc mở cửa dần các thị trƣờng dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, trƣớc hết là các tổ chức tín dụng các nƣớc thuộc các cam kết mà Việt Nam tham gia ký kết, sau tiến dần tới việc mở cửa hoàn toàn với các nƣớc khác. Xoá bỏ các bảo hộ bất hợp lý đối với các tổ chức tín dụng trong nƣớc, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng trong nƣớc với các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài
3.3 Kiến nghị với khách hàng là các Doanh nghiệp XNK của Việt Nam
(1) Cần kiểm tra kỹ lƣỡng và xác minh tƣ cách pháp lý và năng lực tài chính của phía đối tác nƣớc ngoài trƣớc khi chính thức ký kết hợp đồng kinh tế nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do bên đối tác mang lại.
(2) Tránh đƣa vào hợp đồng những điều khoản làm chậm trễ thời gian thanh toán, phức tạp trong lập chứng từ, thậm chí còn cài vào những điều khoản làm khó khăn cho việc