Môi trường hội nhập:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược của CÔNG TY cổ PHẦN VÀNG bạc đá QUÝ PHÚ NHUẬN đến năm 2020 (Trang 34)

1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Môi trường vĩ mô:

1.1.5.Môi trường hội nhập:

Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và ký kết một loạt các hiệp định thương mại mới trong những năm gần đây, việc này tạo thuận lợi cho PNJ rất nhiều trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, đây cũng chính là thời điểm thuận lợi cho PNJ mở rộng thị trường. Tìm kiếm đối tác trên quốc tế, hợp tác và tiếp thu thêm công nghệ kỹ thuật. Trong thời gian gần đây , Việt Nam đang trong quá trình đàm phán hiệp định TPP ( Trans Pacific Partnership) . Đây sẽ là cầu nối quang trọng cho các doanh nghiệp VN bước chân đến các thị trường các nước lớn. Vì mục tiêu chính của TPP là cắt giảm thuế và xoá bỏ rào cảng thương mại, nên PNJ hoàn toàn có thể tranh thủ cơ hội này mở rộng chuỗi giá trị của mình.

Tuy mang lại nhiều cơ hội nhưng hội nhập quốc tế cũng đem đến cho Việt Nam cũng như PNJ rất nhiều khó khăn và thách thức. Điển hình là khi mở cửa thị trường, PNJ chắc chắn sẽ phải chạnh trán trước những đối thủ cạnh tranh tầm cỡ từ nước ngoài. VD: Doji, SCJ….

1.2. Môi trường vi mô:

Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngành

Với sự tham gia của các ngân hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức sẽ tạo nên sự cạnh tranh cao cho ngành trong tương lai. Ngoài ra, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến của nhiều nhãn hàng thời trang lớn của

thế giới, trong đó có các mặt hàng trang sức, các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ từ 2 phía trong và ngoài nước

Sản phẩm thay thế

Do thói quen mang tính truyền thống của người Việt Nam, sản phẩm trang sức bằng vàng, bạc khó có sản phẩm thay thế trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi…Vàng cũng là tài sản cần được ưu tiên hàng đầu cho mục đích tích trữ, làm của để dành.

Tác động từ phía cung

Ngành kim hoàn tại Việt Nam là một ngành đặc thù, từ nguyên vật liệu đến máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phần lớn đều phải nhập từ nước ngoài. Do đó, áp lực từ phía nhà cung cấp là rất lớn. Đối với mặt hàng vàng vật chất thì hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, chỉ một số doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu vàng theo từng thời kỳ nhất định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất trang sức từ vàng, ngoài nguồn cung vàng từ thế giới, các doanh nghiệp này còn tiến hành thu mua nguồn vàng từ trong dân để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên nguồn cung vàng từ trong dân lại phụ thuộc vào biến động của giá vàng. Nguồn cung của ngành trang sức Việt Nam chịu tác động lớn và phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ nước ngoài.

Tác động từ phía nhu cầu

Mặt hàng trang sức không phải là hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, do đó sẽ có sự biến động theo sự phát triển của nền kinh tế. Trong những năm tới, nhu cầu của ngành trang sức sẽ tăng cao trên phạm vi thế giới khi kinh tế tăng trưởng trở lại. Tại Việt Nam, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng do thu nhập người dân được cải thiện đáng kể. Với dân số đông, trẻ, xu hướng tiêu dùng tăng nhanh thì nhu cầu cho ngành trang sức tại Việt Nam là rất lớn trong tương lai.

Nhu cầu vàng miếng chịu tác động từ hoạt động tích trữ, để dành và hoạt động đầu cơ giá của giới đầu tư. Tuy nhiên nhu cầu đầu cơ giá chỉ xuất hiện trong bối cảnh kinh tế nhiều bất ổn, nhiều nhà đầu tư tìm kênh trú ẩn nơi vàng. Do đó trong xu hướng kinh tế dần phục hồi thì nhu cầu mua vàng miếng để đầu cơ sẽ giảm trong tương lai.

Hiểu biết về thị trường

So với thế giới, ngành kim hoàn Việt Nam còn khá non trẻ cả về tuổi nghề, kin h nghiệm chế tác cũng như công nghệ sản xuất. Trong những năm gần đây, ngành kim hoàn Việt Nam có những bước phát triển mạnh cùng voiiws sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhiều công ty trong ngành, kể cả các doanh nghiệp tư nhân đã tiến hành nhập khẩu máy mọc, thiết bị hiện đại để tăng tính cạnh tranh trong công nghệ chế tác trang sức, hạ giá thành, sản xuất theo dạng công nghiệp, tạo nhiều mẫu mã mới…. Ngành kim hoàn Việt Nam chia làm 2 phân khúc chính là phân khúc vàng miếng và phân khúc chế tác vàng bạc, đá quý làm đồ trang sức.

Trên thị trường chế tác đồ trang sức từ vàng, bạc vad các loại đá quý tại Việt Nam, PNJ và Bảo Tín Minh Châu là 2 thương hiệu nổi tiếng được nhiều người dùng biết

đến. PNJ chiếm lĩnh phần lớn thị trường với gần 40% thị phần cả nước. Trải qua hơn 25 năm hoạt động và phát triển, PNJ đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất kinh doanh trang sức tại Việt Nam và một trong những doanh nghiệp lớn của khu vực.

Đối thủ cạnh tranh

Trong ngành sản xuất kinh doanh vàng bạc nữ trang, Công ty PNJ phải đối phó với các nhóm công ty sau:

 ™ Các công ty cổ phần: Bao gồm các công ty sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc đá quý TP. HCM (VJC), Công ty Vàng bạc đá quý Bến Thành (FIDIJECO), Công ty Mỹ nghệ thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AJC) … Trong đó, SJC là nổi bật nhất, được đánh giá là đối thủ cạnh tranh chính. Các công ty cổ phần đang dần cải thiện và khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

 ™ Các doanh nghiệp tư nhân (DNTN): Như đã nói ở trên lực lượng này là đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường nữ trang bình dân hiện nay. Họ có khả năng bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hệ thống này có đặc điểm sau: Qui mô tổ chức: nhỏ bé, hoạt động theo kiểu gia đình. Trình độ quản lý không cao, mang tính truyền thống, cha truyền con nối. Tiềm lực tài chính: một số DNTN có tiềm lực tài chính khá, một vài doanh nghiệp có khả năng vốn đến một triệu USD. Các DNTN phần lớn kinh doanh trên cơ sở tín nhiệm, giao nhận trăm lượng vàng có thể bằng giấy hay điện thoại ghi nhận. Các doanh nghiệp bán nữ trang cho các cửa hàng lẻ hay bán buôn theo hình thức gối đầu. Có thể nói hệ thống này đang chiếm lĩnh thị trường nữ trang trong cả nước, 80% thị phần nữ trang bình dân. Trong tương lai, theo đà phát triển kinh tế của đất nước, họ sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh.

 ™ Các công ty nước ngoài: Hiện nay tại phía Nam (Đồng Nai) có hai công ty sản xuất nữ trang 100% vốn nước ngoài đang hoạt động với quy mô lớn. Các công ty này có công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm về tiếp thị cũng như tiềm lực tài chính để quảng cáo. Họ là: Công ty Design International Pháp và Công ty Pranda Thái Lan, là các công ty con của hai tập đoàn nữ trang lớn của Thái Lan và Pháp. Các công ty này đem hàng vào bán và thiết lập mạng lưới bán lẻ trên thị trường nước ta. Đây là đối thủ đáng gờm của PNJ trong tương lai. Hơn nữa, nước ta có lợi thế về giá nhân công rẻ, nghệ nhân và thợ kim hoàn có tay nghề cao, nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào TP. HCM để làm vàng mỹ nghệ xuất đi nước khác. Đây là một mối đe dọa đáng quan tâm đối với Công ty PNJ.

Tiêu thức PNJ SJC Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nước

ngoài

Nhân lực Dồi dào Khá Lớn, không tập trung chính quyÍt đào tạo

Công nghệ Hiện đại Hiện đại Thấp Rất hiện đại

Marketing Mạnh Khá Không có Mạnh

Thị trường chiếm lĩnh đúc – máyNữ trang miếngVàng 80% thị trường bình dân Xuất khẩu

Ủng hộ của Nhà nước Không có Có Chưa quan tâm thuế quanHàng rào

Chất lượng sản phẩm Cao Cao Thấp, không đúng tuổi Cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá Phù hợp Cạnh tranh Rất thấp Cao

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược của CÔNG TY cổ PHẦN VÀNG bạc đá QUÝ PHÚ NHUẬN đến năm 2020 (Trang 34)