* Đối với cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh:
- Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ làm việc cho ngƣời lao động để họ có thể tìm đƣợc những công việc phù hợp, nâng cao đƣợc nhận thức về quyền lợi của mình khi làm việc ở các doanh nghiệp;
- Uỷ ban nhan dân tỉnh phải có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, công nghệ, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, thông tin thị trƣờng để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển bền vững, từ đó nâng cao ý thức nộp BHXH cho ngƣời lao động để ngƣời lao động yên tâm làm việc tại doanh nghiệp;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác thu BHXH nhƣ thuế, kế hoạch đầu tƣ, lao động thƣơng binh và xã hội, liên đoàn lao động, công an, thanh tra nhà nƣớc... cần hợp tác giúp đỡ cho cơ quan BHXH làm tốt nhiệm vụ của họ;
* Đối với cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương:
- Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế làm việc “một cửa”;
- Tiến hành rà soát khắc phục sớm những vƣớng mắc tồn tại trong công tác thu BHXH;
- Tích cực hƣớng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách đăng ký tham gia BHXH kịp thời;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về BHXH cho mọi ngƣời trong các đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội;
- Nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc hành chính của các cán bộ, công chức, viên chức sao cho chủ động hơn, lấy mục tiêu phục vụ ngƣời lao động là mục đích chính;
- Sắp xếp tổ chức nhân sự trong cơ quan cho hợp lý. Cần chú trọng việc bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành nhất là các cán bộ làm chuyên môn thu, thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thu ở các huyện, các đơn vị trong toàn tỉnh;
- Khai thác, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, phần mềm quản lý thu BHXH;
- Tranh thủ sự lãnh đạo, giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, của BHXH Việt Nam về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để hoạt động đƣợc tốt hơn;
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các doanh nghiệp, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện thu BHXH để công tác thu đạt kết quả tốt nhất;
- Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra của các cơ quan nhà nƣớc, công tác giám sát của hội đồng nhân dân các cấp tại các doanh nghiệp về việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH cho ngƣời lao động;
- Cần phải mạnh tay xử lý vi phạm nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, tổ chức cố tình vi phạm về việc thực hiện chế độ BHXH đối với ngƣời lao động.
KẾT LUẬN
Trải qua gần 20 năm ra đời và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã trở thành một trong những đơn vị có thành tích hoạt động tốt nhất, luôn nằm trong tốp đầu của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên những thành tích đáng trân trọng nhƣ vậy của ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng, nhƣng có thể nói một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã làm tốt công tác thu bảo hiểm xã hội. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của công tác thu bảo hiểm xã hội, nên ban lãnh đạo và các cán bộ chuyên thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã có những biện pháp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc nhƣ: nâng cao nhận thức của ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, thu hút số lƣợng lao động tham gia bảo hiểm xã hội càng nhiều hơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên thu.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế cần phải đƣợc xem xét giải quyết. Song với tất cả những gì đã và đang làm đƣợc, chúng ta tin rằng Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng sẽ vẫn luôn đạt đƣợc những thành tựu còn lớn hơn nữa, đồng thời cũng sẽ hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các nhiệm vụ đƣợc giao trên tất cả các hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội.
Dựa trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học, cùng với sự nghiên cứu và trong quá trình làm việc tại cơ quan Bảo hiểm xã hội của tỉnh, qua tìm hiểu và nắm bắt tình hình công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng, bằng việc chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có cả tính lý luận nhƣng cũng đã và đang đƣợc áp
dụng trong thực tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại đơn vị tôi công tác. Đồng thời cũng hy vọng đề tài này có thể mang lại cái nhìn tổng thể hơn về lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung và về công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng (2010), Kỷ yếu Bảo hiểm xã hôi tỉnh Hải Dương 15 năm một chặng đường phát triển, Hải Dƣơng.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, Hải Dƣơng.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2009, Hải Dƣơng.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010, Hải Dƣơng.
5. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011, Hải Dƣơng.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, Hải Dƣơng.
7. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Hà Nội.
8. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội luật số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
9. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Kinh tế bảo hiểm,
Nxb Thống kê, Hà Nội. Các website: 10. www.lawvn.net 11. www.voer.edu.vn 12. www.baohiemxahoi.gov.vn 13. www.tapchibaohiemxahoi.gov.vn