Bất cứ một chế độ chính sách nào của Đảng và Nhà nƣớc muốn đƣợc thực hiện tốt thì đều phải có những văn bản pháp luật đầy đủ làm căn cứ để thực hiện và ngành Bảo hiểm xã hội cũng vậy. Tuy Luật Bảo hiểm xã hội đã đƣợc Chính phủ thông qua vào năm 2006 nhƣng trong thực tế những quy định đƣợc đề cập đến trong luật về công tác thu BHXH vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của đất nƣớc. Do những thay đổi của chính sách tiền lƣơng, chính sách giá cả của Chính phủ mà có những quy định về công tác thu BHXH không còn phù hợp nữa.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức thế giới WTO nên có rất nhiều các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vốn vào Việt Nam, số lƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng nhanh thu hút một số lƣợng lớn lao động vào làm việc.
Do đó để đảm bảo việc tham gia BHXH một cách hoàn toàn tự giác, đóng nộp BHXH đầy đủ, đúng quy định thì cần phải có cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc cho phù hợp hơn, nhƣ:
- Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến BHXH một cách đồng bộ và kịp thời. Quy định rõ ràng khi đơn vị làm thủ tục đăng ký hoạt động, thì phải báo cáo ngày tình hình sử dụng lao động, chế độ tiền lƣơng, trách nhiệm tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Vì cơ chế, chính sách BHXH càng hoàn thiện thì việc triển khai và thực hiện công tác thu nói riêng và hoạt động của cả hệ thống BHXH nói chung sẽ đƣợc thống nhất và
có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc áp dụng Luật BHXH cần phải có những văn bản hƣớng dẫn thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế ở từng thời kỳ;
- Mở rộng điều kiện, hình thức tham gia BHXH cho các đối tƣợng để thu hút tất cả mọi ngƣời lao động đều đƣợc tham gia BHXH. Đây là chủ trƣơng lớn với mục tiêu tất cả mọi ngƣời đều đƣợc tham gia BHXH của Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm tới đây;
- Mở rộng đối tƣợng lao động sẽ đảm bảo tính công bằng trong hoạt động của ngành BHXH, làm tăng nguồn quỹ BHXH, khi đó quyền lợi thụ hƣởng của ngƣời tham gia BHXH sẽ đƣợc đảm bảo hơn;
- Nhà nƣớc nên sửa đổi, bổ sung những quy định về mức tiền lƣơng đóng nộp BHXH hiện tại, thay vì tính trên mức tiền lƣơng danh nghĩa theo hệ số cấp bậc + chức vụ hay mức lƣơng theo hợp đồng, mà tính mức đóng nộp BHXH của từng đối tƣợng theo từng mức thu nhập thực tế của ngƣời lao động đƣợc hƣởng;
- Nhà nƣớc cần có những quy định cụ thể trong việc phối kết hợp giữa các các cơ quan, ban ngành trong việc hƣớng dẫn, kiểm tra và xử phạt vi phạm đối với đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, nợ đọng BHXH có sự rằng buộc hơn, để hạn chế tình trạng nợ đọng tiền BHXH.
Ngoài ra cần giao chức năng thanh tra cho tổ chức BHXH, vì BHXH Việt Nam là cơ quan Nhà nƣớc, chịu trách nhiệm quản lý quỹ tài chính liên quan đến an sinh xã hội cùng hàng chục triệu ngƣời lao động, nên việc bổ sung chức năng thanh tra việc đóng BHXH sẽ tạo thuận lợi để khắc phục triệt để hơn những tồn tại hiện nay đối với việc chấp hành pháp luật BHXH.
Đồng thời đề nghị bổ sung vào Bộ luật Hình sự tội trốn đóng BHXH, tội chiếm dụng tiền BHXH của ngƣời lao động đối với trƣờng hợp trích tiền đóng BHXH của ngƣời lao động, nhƣng không nộp cho cơ quan BHXH trong thời gian dài, đã bị xử phạt hành chính, nhƣng tiếp tục vi phạm.