Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tƣ của Nhà nƣớc, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của ngƣời dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều ngƣời lao động có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để ngƣời lao động có cơ hội tham gia BHXH.

1.4.4. Nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội

Khi tình hình kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, đời sống kinh tế nâng cao thì nhận thức của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và toàn xã hội cũng tăng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội nhƣ: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập. Khi đó họ sẽ nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của BHXH mà chủ động tham gia. Đối với các đơn vị sử dụng lao động cũng vậy, khi họ nhận thấy rằng trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động chính là bảo vệ quyền lợi của họ, thì các đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tham gia BHXH đầy đủ hơn.

Như vậy, Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát tình hình nghiên cứu lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội nhƣ: Khái niệm, bản chất, các quan điểm, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của bảo hiểm xã hội, cũng nhƣ những nội dung, đối tƣợng, mức thu, quy trình thu bảo hiểm xã hội... Qua đó cho thấy công tác thu bảo hiểm xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống các chức năng của bảo hiểm xã hội. Nội dung của Chƣơng 1 cũng đã đƣa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội và các nhân tố tác động đến công tác thu bảo hiểm xã hội. Đây chính là cơ sở, là khung lý thuyết để tác giả vận dụng vào phân tích thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng trong Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2008-2012 2.1. Giới thiệu chung về BHXH tỉnh Hải Dƣơng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hải Dương

Cùng với hệ thống BHXH trong cả nƣớc, ngày 12/6/1995 BHXH tỉnh Hải Hƣng đƣợc thành lập và bắt đầu hoạt động theo Quyết định số 20/QĐ- TCCB của BHXH Việt Nam.

Về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ sau khi đƣợc thành lập, BHXH tỉnh Hải Hƣng đã tiếp nhận nhân sự và nhiệm vụ do ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Công đoàn cấp tỉnh, huyện, thị xã bàn giao sang. Để có đủ cán bộ làm việc BHXH tỉnh Hải Hƣng đã tiếp nhận cán bộ từ các Sở ngành, các đơn vị khác theo đúng hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam.

Đến ngày 15/7/1995, toàn bộ BHXH các huyện, thị xã thuộc tỉnh Hải Hƣng đƣợc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập và hệ thống BHXH tỉnh chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, BHXH tỉnh Hải Hƣng có 12 đơn vị BHXH huyện, thị xã (gồm 2 thị xã: Hải Dƣơng và Hƣng Yên; 10 huyện: Kim Môn, Nam Thanh, Cẩm Bình, Chí Linh, Tứ Lộc, Ninh Thanh, Phù Tiên, Kim Thi, Châu Giang và Mỹ Văn) và 6 phòng nghiệp vụ (gồm các phòng: Tổ chức hành chính, Kế hoạch tài chính, Thu BHXH, Quản lý chế độ chính sách, Quản lý chi chế độ BHXH, Kiểm tra pháp chế). Toàn ngành có 124 cán bộ, công chức viên chức, trong đó trình độ chuyên môn có 31 đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, số cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về BHXH từ ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Công đoàn chuyển sang chiếm đa số.

Về trụ sở làm việc, BHXH tỉnh làm việc ở hai nơi, đó là nhờ trụ sở các cơ quan của Tỉnh ủy và Văn phòng Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội,

sau đó chuyển về số nhà 27 phố Quang Trung, thị xã Hải Dƣơng. Còn BHXH các huyện, thị xã làm việc cùng các phòng ban của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.

Năm 1997 Chính phủ có quyết định chia tách địa giới hành chính các huyện, đến tháng 9/1997 BHXH tỉnh có 18 đơn vị BHXH huyện, thị xã. BHXH Việt Nam đã quyết định cho BHXH tỉnh và một số BHXH huyện xây dựng trụ sở mới.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách địa giới các tỉnh, BHXH Hải Hƣng đƣợc chia tách thành BHXH tỉnh Hải Dƣơng và BHXH tỉnh Hƣng Yên. Ngày 01/10/1997, BHXH tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 1599/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, đồng thời chia tách một số nhiệm vụ quản lý về BHXH tỉnh Hƣng Yên theo địa bàn. BHXH tỉnh Hải Dƣơng quản lý 12 huyện, thị xã (gồm thị xã Hải Dƣơng; 11 huyện: Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Chí Linh, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang và Thanh Miện), phòng Quản lý chi chế độ BHXH nhập vào phòng Kế hoạch tài chính để thực hiện nhiệm vụ quản lý thu chi BHXH, chi bộ máy, công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản. Đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của BHXH Việt Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, BHXH tỉnh đã hoàn thành xây dựng trụ sở mới tại số 199 đƣờng Nguyễn Lƣơng Bằng - thị xã Hải Dƣơng và đƣa vào sử dụng từ tháng 10/1998. Đến thời điểm này, về nhân sự toàn ngành có 113 cán bộ, công chức viên chức, trong đó trình độ đại học là 74 ngƣời, số còn lại là cao đẳng và trung cấp.

Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hải Dƣơng đã tiếp nhận BHYT tỉnh Hải Dƣơng và bắt đầu hoạt động theo mô hình mới, thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và chi trả chế độ BHYT cho ngƣời tham gia BHYT từ ngày 01/01/2003 [1].

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hải Dương

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tụ nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/ NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và BHXH Việt Nam ra Quyết định số 4970/ QĐ-BHXH- TCCB ngày 19/11/2008 quy định về cơ cấu các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. BHXH tỉnh đã tiến hành rà soát, kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy, tách và sáp nhập một số phòng nghiệp vụ theo mô hình thống nhất của BHXH Việt Nam, cụ thể BHXH tỉnh đã cho sáp nhập phòng Bảo hiểm tự nguyện vào phòng Thu, tách phòng Tổ chức hành chính thành 2 phòng Tổ chức cán bộ và Hành chính tổng hợp.

Hiện nay BHXH tỉnh có 10 phòng nghiệp vụ và 12 đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh. Ban lãnh đạo BHXH tỉnh gồm 5 đồng chí (01 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc); tổng số cán bộ, công

chức, viên chức đã lên đến 330 ngƣời, trong đó có gần 300 cán bộ, công chức, viên chức của ngành đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và ngày càng trƣởng thành. Về trình độ chuyên môn, có 25 ngƣời trình độ thạc sĩ, 255 ngƣời có trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy làm việc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng hiện nay đƣợc thực hiện theo đúng mô hình và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc quy định, cụ thể nhƣ sau:

- Giám đốc BHXH tỉnh là ngƣời giữ vị trí cao nhất, là ngƣời trực tiếp lãnh đạo cán bộ công chức viên chức của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dƣơng.

- Các Phó Giám đốc BHXH tỉnh là những ngƣời trực tiếp giúp việc cho Giám đốc BHXH tỉnh, đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã đƣợc Giám đốc giao.

- Các Phòng chức năng nghiệp vụ giúp Giám đốc BHXH tỉnh hƣớng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp; trực tiếp thẩm định các chế độ BHXH, thu, chi quỹ BHXH, cấp và quản lý sổ thẻ; đồng thời tham mƣu cho Giám đốc BHXH tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức để hoàn thiện bộ máy tổ chức.

Các phòng không có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu, tài khoản riêng. Phòng chức năng do Trƣởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trƣởng. Giúp Trƣởng phòng có Phó Trƣởng phòng.

Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

- BHXH các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố; có chức năng nhiệm vụ giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý

quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đã đƣợc phân cấp theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH tỉnh.

BHXH các huyện, thị xã, thành phố chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân cấp huyện. BHXH các huyện, thị xã, thành phố có tƣ cách pháp nhân, trụ sở đặt tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố; có con dấu và tài khoản riêng.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dƣơng

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Hải Dương, năm 2012 )

Phó Giám đốc Giám đốc BHXH tỉnh Các phòng nghiệp vụ BHXH các huyện Huyện Tứ Kỳ Phó Giám đốc Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Thu Phòng Cấp sổ, thẻ Phòng Chế độ chính sách Phòng Giám định y tế Phòng Kiểm tra Phòng Hành chính Phòng Công nghệ Phòng tiếp nhận hồ sơ Thành phố Hải Dƣơng Thị xã Chí Linh Huyện Cẩm Giàng Huyện Bình Giang Huyện Kim Thành Huyện Kinh Môn Huyện Gia Lộc Huyện Nam Sách Huyện Ninh Giang Huyện Thanh Hà Huyện Thanh Miện Phó Giám đốc Phó Giám đốc

2.2. Đánh giá kết quả công tác thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2012

2.2.1. Kết quả hoạt động chung của BHXH tỉnh Hải Dương

2.2.1.1. Công tác thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao cho và tình hình kinh tế xã hội thực tế tại địa phƣơng, trong những năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc (từ năm 2009 trở đi thêm công tác thu Bảo hiểm thất nghiệp, nên các số liệu báo cáo và tiêu chí đánh giá sẽ bao gồm cả số liệu và tiêu chí đánh giá của công tác thu Bảo hiểm thất nghiệp), cấp sổ BHXH, thẻ BHYT bằng nhiều biện pháp tích cực nhƣ:

- Xây dựng và giao kế hoạch kịp thời, thực hiện phân cấp thu BHXH một cách rõ ràng và mạnh mẽ cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố;

- Chủ động tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn chế độ chính sách, các quy định về thực hiện BHXH theo các văn bản luật;

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện thu nộp BHXH theo quy định cho ngƣời lao động; ban hành quy trình, thời gian thực hiện nghiệp vụ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động triển khai, hƣớng dẫn, đôn đốc việc thu nộp BHXH, cấp phát kịp thời đúng tiến độ sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tƣợng tham gia.

Với những biện pháp cụ thể và hiệu quả trên thì kết quả mà Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng thu đƣợc thể hiện ở bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.1: Kết quả công tác thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2012

Tt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Số đơn vị tham gia (đơn vị) 3.176 3.509 3.668 3.695 3.717

2 Số ngƣời tham gia

(ngƣời) 487.627 737.340 929.828 974.525 987.475 3 Số đã thu (triệu đồng) 529.673 717.600 1.275.000 1.542.709 2.323.339 4 Số sổ BHXH đã cấp (sổ) 27.617 52.378 53.188 56.502 42.061 5 Số thẻ BHYT bắt buộc (thẻ) 779.505 841.550 866.326 1.087.421 770.303 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số đơn vị tham gia (đơn vị)

Số người tham gia (người) Số đã thu (triệu đồng) Số sổ BHXH đã cấp (sổ) Số thẻ BHYT bắt buộc (thẻ)

Hình 2.2: Biểu đồ kết quả công tác thu và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tại tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2012

2.2.1.2. Công tác BHYT tự nguyện

Từ khi triển khai loại hình BHYT tự nguyện đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dƣơng đã tuyên truyền và triển khai kịp thời sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, hội đoàn thể về chính sách BHYT tự nguyện của Chính phủ, đã giải thích rõ về đối tƣợng, điều kiện, quyền lợi, mức phí, cách tổ chức thực hiện BHYT để nhân dân thấy đƣợc sự cần thiết và lợi ích của BHYT tự nguyện. Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện BHYT tự nguyện tại tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn từ năm 2008 - 2012

Tt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Số ngƣời tham gia BHYT

tự nguyện (ngƣời) 26.521 26.882 31.956 50.346 72.986 2 Số thu BHYT tự nguyện

(triệu đồng) 12.029 13.400 15.854 21.719 35.426

(Nguồn: Phòng Hành chính- BHXH tỉnh Hải Dương, báo cáo các năm 2008-2012)

2.2.1.3. Công tác chi trả các chế độ BHXH, BHYT

Trong các năm qua công tác chi trả các chế độ BHXH, BHYT đã đƣợc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên, tiết kiệm, bám sát các văn bản hƣớng dẫn của ngành lập kế hoạch, chi đúng mục đích, đúng quy định, phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT kịp thời, an toàn, không để tiền qua đêm, không ảnh hƣởng đến quyền lợi của đối tƣợng. Kết quả thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH, BHYT những năm gần đây đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện chi trả các chế độ BHXH, BHYT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)