Ngân hàng đã thành lập bộ phận quản trị rủi ro lãi suất và Ủy ban ALCO,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 72)

Nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban ALCO này là thiết lập và giám sát quá trình QTRRLS, kết nối chính sách của ngân hàng liên quan đến hạn mức và các hoạt động QTRRLS; Báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị và ban điều hành cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, đồng thời đưa ra những chiến lược, kế

hoạch cụ thểđểứng phó với rủi ro lãi suất.

Ngân hàng đã thành lập bộ phận nghiên cứu về thị trường, các diễn biến tỷ giá cũng như lãi suất. Thực tế thì bộ phận này đã phát huy được tác dụng và đã có đóng góp vào việc QTRRLS. Do vậy, khi lãi suất thị trường thay đổi đột biến thì ngân hàng đã chủ động thay đổi lãi suất cho phù hợp với tình hình thị trường, điều này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu hút khách hàng cũng như cạnh tranh trên thị trường.

Công tác quản lý tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng không ngừng được chú trọng, nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong cơ cấu tài sản nợ, tài sản có để gia tăng lợi nhuận trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, mặt khác vẫn đảm bảo khả năng chịu đựng được rủi ro trong điều kiện lãi suất thị trường có những “cú sốc” tiêu cực.

Quy trình quản trị rủi ro lãi suất đã được ngân hàng thực hiện đồng bộ với các quy trình quản trị rủi ro khác: quản trị rủi ro lãi suất tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tác nghiệp.

2.7.1.3 Tuân th quy định ca Ngân hàng nhà nước v t l an toàn vn ti thiu

Ngân hàng luôn tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động và các quy đinh về lãi suất cho vay, huy động trong từng thời kỳ. Rủi ro lãi suất ở những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán, đe doạ sự tồn tại của một NHTM. Việc duy trì đủ mức vốn tự có cần thiết sẽ tạo nguồn bù đắp tổn thất phát sinh ngoài dự kiến trong những tình huống xấu, giúp ngân hàng có thể tiếp tục duy trì hoạt

động kinh doanh của mình.

Bảng 2.6 Số liệu tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013

Nguồn: BCTC Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2008-2013.

2.7.1.4 Ngân hàng thc hin đa dng hóa các sn phm, dch v

Đa dạng sản phẩm huy động vốn, cho vay, gia tăng tỷ trọng các nguồn thu từ dịch vụ nhằm giảm tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.7.1.5 Hi s chính đã có công cụđể qun tr ri ro lãi sut

Từ khi chuyển sang cơ chế chuyển vốn nội bộ FTP hội sở chính đã quản trị rủi ro lãi suất một cách toàn diện cho toàn hệ thống, có các chính sách, công cụ để kịp thời ngăn chặng, hạn chế rủi ro lãi suất ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ

thể là thông qua ấn định giá mua bán vốn nội bộ FTP linh hoạt trong từ thời kỳ, khuyến khích các chi nhánh mua bán vốn nội bộ hợp lý tránh tình trạng thừa thiếu vốn của từng chi nhánh. Đồng thời dựa trên báo cáo cân đối kỳ hạn nguồn vốn và kỳ hạn sử dụng vốn hội sở sẽ tính toán giá mua bán vốn nội bộ phù hợp cho từng từng kỳ hạn nhằm khuyến khích cân đối sự chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong toàn hệ thống.

2.7.2 Nhng hn chế Ngân hàng TMCP Công Thương Vit Nam trong qun tr ri ro lãi sut tr ri ro lãi sut

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

2.7.2.1 Hn chế v trình độ cán b nhân viên: Quản trị rủi ro lãi suất là khâu tương đối mới, khó và đòi hòi những kỹ thuật khá phức tạp. Ngân hàng chỉ có số ít cán tương đối mới, khó và đòi hòi những kỹ thuật khá phức tạp. Ngân hàng chỉ có số ít cán bộ nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

2.7.2.2 Hn chế v phương pháp đo lường ri ro lãi sut: Ngân hàng hiện chỉ

mới sử dụng phương pháp đo lường rủi ro lãi suất đơn giản nhất là mô hình định giá lại. Phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu trên thế giới và có nhiều nhược

điểm. Phương pháp này chỉ nói cho ngân hàng biết giá trị của thu nhập ròng sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi chứ chưa nói giá trị tổn thất là bao nhiêu với xác suất bao nhiêu.

Các phương pháp đo lường rủi ro lãi suất hiện đại khác như mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình thời lượng chưa được ngân hàng thực hiện. Đặc biệt mô hình thời lượng rất hữu ích, theo mô hình này cho biết một điều rất quan trọng là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi. Nguyên nhân của hạn chế này là việc thiếu hẳn các phần mềm quản trị rủi ro lãi suất chuyên dụng trong đó cho phép tính toán định lượng các giá trị phức tạp và cần thiết độ chính xác cao trên bảng tổng kết tài sản.

2.7.2.3 Hn chế v công ngh thông tin: Việc đo lường rủi ro lãi suất phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của ngân hàng, hệ thống ngân hàng lõi (core banking) của ngân rất nhiều vào công nghệ của ngân hàng, hệ thống ngân hàng lõi (core banking) của ngân hàng hiện chưa có Module quản trị rủi ro lãi suất.

2.7.2.4 Hn chế trong phòng nga ri ro lãi sut

Chưa sử dụng hiệu quả chiến lược quản trị chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất: Trong trường hợp có thể dự báo được chiều hướng biến động lãi suất trong tương lai để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn cho hợp lý nhất:

-Nếu dự báo lãi suất tăng duy trì Khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái dương (Tài sản nhạy cảm với lãi suất > Nợ nhạy cảm lãi suất) và khe hở kỳ hạn âm (Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản < Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ) sẽ làm tăng thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.

-Nếu dự báo lãi suất giảm duy trì Khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái âm (Tài sản nhạy cảm với lãi suất > Nợ nhạy cảm với lãi suất) và khe hở kỳ hạn dương (Kỳ hạn hoàn trả vốn trung bình của tài sản > Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ).

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam chưa mua bảo hiểm rủi ro lãi suất (thực tế là do thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn đang pháp triển) mà chỉ mới dừng lại ở chỗ là sử dụng sử dụng các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất. Nhưng việc sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường để che chắn rủi ro lãi suất được sử dụng còn rất ít, chưa tương xứng với tầm hoạt động. Lý do thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển nhưở các nước tiên tiến, phần lớn Ngân hàng chưa chuẩn bị nguồn lực, hệ thống công nghệ triển khai có hiệu quả công cụ tài chính phái sinh. Sau đây là bảng số liệu doanh số thực hiện

Bảng 2.7: Doanh số thực hiện công cụ tài chính phái sinh tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2008-2013

Ngân hàng Hp đồng phái sinh 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vietinbank Kỳ hạn tiền tệ 15.354 75.228 2.184 650 60.108 78.808 Hoán đổi tiền tệ 71.456 0 17.058 19.586 14.434 82.545 GD tương lai tiền tệ 0 0 0 0 0 2.981 Tng Cng 86.810 75.228 19.242 20.236 74.451 164.334 Vietcombank Kỳ hạn tiền tệ 1.999.232 0 145.704 1.564.226 17.968.332 9.302.023 Hoán đổi tiền tệ 0 3.670.400 785.568 2.678.869 11.506.397 10.817.048 Tng Cng 1.999.232 3.670.400 931.272 4.243.095 29.474.729 20.119.071 Techcombank Kỳ hạn tiền tệ 29.907 4.499.307 2.868.925 4.309.048 5.367.405 8.293.520 Hoán đổi tiền tệ 0 1.365.016 2.919.076 978.992 7.663.939 8.760.283 Hợp đồng tương lai 0 149.826 0 0 0 0 Tng Cng 29.907 6.014.149 5.788.001 5.288.040 13.031.344 17.053.803 Sacombank Kỳ hạn tiền tệ 561.096 737.900 225.951 259.736 1.497.697 716.716 Hoán đổi tiền tệ 2.451.322 9.929.204 2.510.386 9.073.127 5.118.397 4.067.875 Quyền chọn tiền tệ 5.195 0 0 0 1.663.276 3.122.816 Tng Cng 3.017.613 10.667.104 2.736.337 9.332.863 8.279.370 7.907.407 ACB Kỳ hạn tiền tệ 7.421.107 1.600.673 22.577.199 53.445.556 253.000 450.959 Hoán đổi tiền tệ 1.740.102 1.348.775 2.913.464 1.631.731 1.067.925 2.049.180 Quyền chọn tiền tệ 132.340 954.783 33.399.926 100.386.315 0 442.687 Hoán đổi lãi suất 0 1.877.790 3.850.967 951.322 545.636 97.091 Hợp đồng tương lai 0 3.170.454 0 0 0 0 Tng Cng 9.293.549 8.952.475 62.741.556 156.414.924 1.866.561 990.737 Eximbank Kỳ hạn tiền tệ 2.344.288 2.621.518 535.016 20.662.606 7.066.341 11.847.527 Hoán đổi tiền tệ 1.243.002 2.062.703 1.491.926 8.322.189 2.556.631 4.697.206 Quyền chọn tiền tệ 11.709 0 0 0 0 0 Tng Cng 3.598.999 4.684.703 2.026.942 28.984.795 9.622.972 16.544.733 BIDV Kỳ hạn tiền tệ 2.111 1.421.825 817.276 2.316.349 4.198.272 9.017.220 Hoán đổi tiền tệ 1.453 5.435.679 785.700 1.295.881 3.144.005 3.357.374 Hoán đổi lãi suất 0 1.158.861 396.162 4.380.035 7.937.298 724.317 Hợp đồng tương lai (7) 0 0 0 0 0

Tng Cng 3.557 7.836.365 1.999.138 7.992.265 15.249.575 13.098.911

Nguồn: Báo cáo thường niên các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua bảng số liệu trên cho thấy một số Ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu sử dụng công cụ tái chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chưa sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

2.7.3 Nguyên nhân nhng hn chế: Nguyên dẫn đến hạn chế quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ hai nguyên nhân sau: suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ hai nguyên nhân sau:

2.7.3.1 Nguyên nhân ch quan.

- Nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt có chuyên môn sâu về quản lý rủi ro thị trường còn hạn chế. Mặc dù các năm qua ngân hàng đã có chính sách riêng để tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu về quản lý rủi ro này nhưng số lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng.

- Dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin cũng như các phần mềm hỗ trợ

quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh đang trong giai đoạn triển khai đưa vào sử

dụng, phải có thời gian điều chỉnh nhằm phù hợp với điều kiện của Việt Nam nên chưa phát huy hết chức năng trong hỗ trợ quản trị rủi ro lãi suất.

2.7.3.2 Nguyên nhân khách quan.

Thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển như các nước tiên tiến. Hơn nữa, tại thời điểm hiện nay, NHNN Việt Nam chỉ đưa ra quy định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 cho phép các NHTM Việt Nam sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất là sản phẩm phái sinh duy nhất trong công cụ tài chính phái sinh quản trị rủi ro lãi suất.

Tình hình kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước có nhiều biến động khó lường, NHNN Việt Nam phải sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy các loại lãi suất định hướng ở thị trường tài chính Việt Nam liên tục thay đổi đã tác động mạnh đến lãi suất huy động và cho vay ở

các NHTM, đặt các ngân hàng đối diện với rủi ro lãi suất và thanh khoản rất lớn.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính Việt Nam theo các công cụ mệnh lệch hành chính, lãi suất của các NHTM phụ thuộc nhiều vào các quy định của NHNN Việt Nam. Các biện pháp can thiệp hành chính vào thị

trường tài chính có tác dụng khá nhanh nhưng nhiều khi làm méo mó cung – cầu trên thị

KT LUN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển, phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất, cơ chế chuyển vốn nội bộ FTP trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và phân tích nguyên nhân của những thực trạng quản trị rủi ro lãi suất. Chúng ta đã có các nhìn khá toàn diện về tình hình quản trị

rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Bên cạnh những giải pháp đã được thực hiện để hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vẫn còn một số khó khăn hạn chế xuất phát từ trình

độ công nghệ, trình độ quản lý,... Vì vậy, một số giải pháp và kiến nghị trong Chương 3 sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 3: GII PHÁP HOÀN THIN QUN TR RI RO LÃI SUT TI NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN CÔNG THƯƠNG VIT NAM.

3.1 Định hướng qun tr ri ro lãi sut ti Ngân hàng TMCP Công Thương Vit Nam đến năm 2018

Tất cả các tổ chức tài chính đều phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi lãi suất thay đổi thu nhập và các chi phí của ngân hàng đều thay đổi, do vậy sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản, nguồn vốn, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Tác động tổng hợp của những thay đổi trên được phản ánh vào thu nhập của ngân hàng và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

Sự kết hợp giữa môi trường có lãi suất hay thay đổi, sự bãi bỏ các quy định và sự đa dạng hóa của các sản phẩm trong và ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng đã làm cho việc quản trị rủi ro lãi suất trở thành ngày càng thách thức. Cùng lúc đó các sản phẩm phái sinh lãi suất như hoán đổi lãi suất đã giúp các ngân hàng quản lý và giảm thiểu các rủi ro lãi suất.

Tình hình biến động của lãi suất trên thị trường ngày càng nhanh và phức tạp, thì việc quản trị rủi ro lãi suất ngày càng trở nên phức tạp và quan trọng. Bên cạnh đó, thị

trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã định hướng quản trị

Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu nhập từ các hoạt động không chịu sự tác động của lãi suất.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng góp phần đa dạng hóa cấu trúc thời hạn của lãi suất và hạn chế rủi ro lãi suất, cụ thể: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn; Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng bao gồm hoàn thiện các công việc như sau: quy định trách nhiệm về

rủi ro lãi suất của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; các chính sách và thủ tục quản trị

rủi ro phù hợp; các chức năng nhận dạng, đo lường, giám sát, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro lãi suất; kiểm soát nội bộ; thông tin cung cấp cho các đơn vị giám sát; mức độ an toàn vốn.

Kiện toàn nguồn nhân lực: Cán bộ nhân viên phải được đào tạo và trang bị đầy đủ

các kiến thức về rủi ro, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; đặc biệt là những cán bộ tác nghiệp. Bởi vì, họ chính là những người nhận biết và đối mặt trực tiếp, thường xuyên đối với những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Đầu tư, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quy trình quản trị rủi ro lãi suất.

Phát huy lợi thế cơ chế FTP trong quản trị rủi ro lãi suất. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung FTP hiện nay, Hội sở có công cụ mạnh để quản trị rủi ro lãi suất của toàn hệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 72)