Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực quản trị rủi ro lãi suất, hỗ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 88)

Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay Ngân hàng nhà nước chưa có các hướng dẫn nào cho các NHTM thiết lập các quy định về quản trị rủi ro lãi suất. Ngân hàng nhà nước cũng có thể cân nhắc xem xét cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực, cập nhật về quản trị rủi ro lãi suất và giúp đỡđào tạo các cán bộ quản trị rủi ro lãi suất.

Các thông lệ cần thiết đưa ra tất cả các chính sách, qui trình mà mỗi NHTM cần dùng để áp dụng vào công tác quản trị rủi ro lãi suất. Hơn nữa, Ngân hàng nhà nước cần

đưa ra các tiêu chí tối thiểu mà các NHTM cần dùng để quản lý đúng đắn và kiểm soát rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất cần thiết phải thực hiện trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau của các NHTM khác nhau.

Việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo cán bộ:

- Tổ chức định kỳ các buổi thảo luận cho các ngân hàng để trao đổi về kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất và mô hình quản lý tài sản, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng rút ra phương án hiệu quả cho mình, vừa tạo cơ sở để Ngân hàng nhà nước xây dựng được quy chế rủi ro lãi suất cần thiết, cơ bản và thống nhất từ đó tạo tiền đề cho việc giám sát, thanh tra trong thời gian tới.

- Lên phương án đào tạo nghiệp vụ và phổ biến những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài thường xuyên cho các NHTM.

KT LUN CHƯƠNG 3

Qua phân tích thực trạng, định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, bên cạnh đó tác giả đề xuất các giải pháp chính với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong quản trị rủi ro lãi suất. Ngoài ra tác giả cũng đề

xuất với NHNN Việt Nam các giải pháp cần thiết nhằm giúp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong quản trị rủi ro lãi suất để hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển bền vững.

KT LUN

Thị trường tài chính ngày càng tự do, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các Ngân hàng thương mại càng đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có rủi ro lãi suất. Do đó, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng đã trở thành một vấn đề cần thiết cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Với mục tiêu nghiên cứu chính từ Phần giới thiệu, đề tài “Qun tr ri ro lãi sut ti Ngân hàng TMCP Công Thương Vit Nam” đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:

Mt là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.

Hai là, Đưa ra thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp chính trong quản trị

rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Ba là, Luận văn đã đưa ra một số đề xuất đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong chức năng kiểm soát các hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhằm đưa hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động một cách an toàn, ngày càng vững mạnh hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

PHC LC

Ph lc 1: Hp đồng lãi sut k hn: Là sự thỏa thuận của hai chủ thể về việc mua (bán) một số lượng chứng khoán hay những công cụ tài chính với một mức lãi suất thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao chứng khoán vào một ngày thỏa thuận trong tương lai. (Mahshid & Mohammad, 2004, 34); (Saunders, 2000)

Giả sử ngân hàng dự báo lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới làm giảm giá trị thị trường trên bảng cân đối tài sản của các trái phiếu mà ngân hàng đang nắm giữ, để bù đắp sự

thua lỗ này, ngay từ bây giờ ngân hàng sẽ bán kỳ hạn số trái phiếu nói trên với mức giá thỏa thuận vào ngày hôm nay. Những trường hợp có thể xảy ra khi hợp đồng đến hạn:

+ Nếu lãi sut thc tế tăng: ngân hàng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá hợp đồng và dùng số tiền đó mua lại số trái phiếu đã bán với giá rẻ hơn. Lãi thu được từ

trường hợp này được dùng để bù đắp khoản thua lỗ trên bảng cân đối tài sản do trái phiếu giảm giá trên bảng cân đối.

+ Nếu lãi sut thc tế gim: giá trị thị trường của trái phiếu trên bản cân đối sẽ

tăng, ngân hàng cũng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá hợp đồng và dùng số tiền

đó mua lại trái phiếu trên thị trường với mức giá cao hơn. Khoản lỗ này ngân hàng bù

đắp bằng khoản lãi do trái phiếu tăng giá trên bảng cân đối tài sản.

Ngân hàng cũng có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn tiền gửi để phòng ngừa rủi ro do chênh lệch kỳ hạn giữa các khoản cho vay và huy động vốn.

Ph lc 2: Hp đồng lãi sut tương lai.

Hợp đồng tài chính tương lai: là một thỏa thuận về việc mua bán một lượng chứng khoán (hay các công cụ tài chính khác) tại một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. (Mahshid & Mohammad, 2004, 35); (Saunders, 2000)

Hợp đồng lãi suất tương lai là hợp đồng tài chính tương lai về tài sản mà giá của nó phụ thuộc duy nhất vào mức lãi suất trên thị trường.

Hợp đồng lãi suất tương lai thường được mua bán trên thị trường tập trung và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được thanh toán qua các trung tâm thanh toán bù trừ, đây là nơi các nhà môi giới thực hiện các lệnh từ các khách hàng để mua hay bán hợp đồng ở mức giá tốt nhất.

Trong hợp đồng lãi suất tương lai, do lãi suất thị trường thường hay biến động làm thay đổi giá chứng khoán trên thị trường, do đó hợp đồng tương lai phải được “tính điểm theo thị trường” hàng ngày để phản ánh giá trị hiện tại của các tài sản sẽđược giao dịch và từđó sẽ thanh toán phần biến động giá trị vào cuối ngày. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, mỗi bên điều phải duy trùy một mức ký quỹ nhất định tại trung tâm thanh toán bù trừ nhằm đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Khi giá của các tài sản lên, xuống sẽ

làm cho các bên mua, bán lãi hoặc lỗ. Các khoản lãi, lỗ này được tính hàng ngày và cộng hoặc trừ vào tài khoản ký quỹ của mỗi bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, trường hợp một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì họ có thể thực hiện một giao dịch ngược lại với giao dịch ban đầu trước khi hợp đồng đến hạn chuyển giao.

Ngày nay trong công tác quản trị, ngân hàng sử dụng nhiều hợp đồng tương lai trong nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư cũng như bảo toàn lợi nhuận và chi phí của các khoản tín dụng, tiền gửi tiền, tiền vay trên thị trường tiền tệ. Hợp đồng tương lai được vận dụng ở những trường hợp sau:

+ Phòng chống rủi ro khi lãi suất tăng (Tài sản nhạy lãi < Nợ nhạy lãi): áp dụng trong các trường hợp ngân hàng chuẩn bị đầu tư vào trái phiếu hay một khoản cho vay với lãi suất cốđịnh với dựđoán lãi suất thị trường sẽ tăng lên, làm tăng chi phí huy động vốn, chi phí đi vay và làm giảm giá trịcủa các trái phiếu, các khoản cho vay với lãi suất cố định mà ngân hàng sẽ đầu tư. Khi đó ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng tương lai bán chứng khoán. Nếu dự đoán của ngân hàng là đúng (lãi suất tăng) thì mức lãi trên hợp

đồng tương lai sẽ bù đắp khoản lỗ do chi phí lãi giảm nhanh hơn thu nhập lãi.

+ Phòng chống rủi ro khi lãi suất giảm (Tài sản nhạy lãi > Nợ nhạy lãi): áp dụng trong trường hợp ngân hàng chuẩn bị tăng cường công tác nguồn vốn huy động với với

điều kiện dựđoán lãi suất thị trường trong tương lai sẽ giảm xuống. Điều này có lợi cho ngân hàng vì làm giảm chi phí huy động vốn, nhưng bên cạnh đó thu nhập từ các khoản cho vay và đầu tư sẽ giảm do lãi suất đầu tư giảm. Khi đó ngân hàng sẽ thực hiện mua

hợp đồng tương lai ngày hôm nay (mua chứng khoán) và sẽ bán lại trong tương lai khi xuất hiện dòng vốn huy động tăng thêm. Nếu dự đoán của ngân hàng là đúng (lãi suất giảm) thì mức lãi trên hợp đồng tương lai sẽ bù đắp lỗ do thu nhập lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi.

Ph lc 3: Hp đồng hoán đổi lãi sut: Là một thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên này cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi phải trả theo lãi suất cố định (hay thả nổi) tính trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian nhất định.

(Mahshid & Mohammad, 2004, 37); (Saunders, 2000)

Hợp đồng hoán đổi lãi suất ra đời khoản đầu năm 1980 ở thị trường trái phiếu Châu Âu, cho phép các ngân hàng hỗ trợ nhau bằng cách trao đổi những đặc điểm có lợi nhất trong hợp đồng vay vốn của mình, hoặc thường được các ngân hàng sử dụng đểđiều chỉnh kỳ hạn thực tế của tài sản và nợ. Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho phép các bên tham gia có thể chuyển lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc ngược lại từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cốđịnh và làm cho kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có trở nên phù hợp hơn.

Để hạn chế rủi ro về lãi suất các ngân hàng sẽ trực tiếp tham gia vào các hợp đồng hoán

đổi, đồng thời cũng có thể đứng ra làm trung gian để phục vụ cho các khách hàng tham gia hợp đồng để thu phí dịch vụ. Cơ chế thực hiện như sau:

+ Vận dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để giảm chi phí huy động vốn của hai ngân hàng có mức độ xếp hạn tín nhiệm khác nhau nhằm trao đổi những đặc điểm bất lợi nhất trong hợp đồng huy động vốn.

+ Vận dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để điều chỉnh sự bất cân xứng giữa kỳ hạn thực tế của tài sản và nợ (khe hở kỳ hạn). Một ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản < kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ) sẽ bị giảm sút thu nhập khi lãi suất trên thị trường giảm và ngược lại, ngân hàng khác có khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản > kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ) sẽ bị

gia tăng chi phí khi lãi suất trên thị trường tăng. Hai ngân hàng sẽ tiến hành ký kết một hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ngân hàng có khe hở kỳ hạn dương (do kỳ hạn nợ quá ngắn) qua hợp đồng hoán đổi lãi suất sẽ chuyển giao các khoản trả lãi biến đổi để lấy các khoản trả lãi cố định. Ngân hàng có khe hở kỳ hạn âm (do kỳ hạn tài sản quá ngắn) qua hợp

đồng hoán đổi lãi suất sẽ chuyển giao các khoản thu nhập có lãi suất biến đổi để lấy các khoản thu nhập dài hạn có lãi suất cốđịnh.

Ph lc 4: Hp đồng quyn chn lãi sut: Quyền chọn lãi suất là một công cụ

cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hoặc bán một số lượng tài sản tài chính tại thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. (Mahshid & Mohammad, 2004, 38); (Saunders, 2000)

Để có quyền chọn, người mua phải trả một khoản phí. Chức năng và cách thực hiện quyền chọn như sau:

+ Quyền chọn mua (call option) lãi suất là một công cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua một số lượng tài sản tài chính (chứng khoán, khoản vay, hợp đồng tương lai) vào ngày đáo hạn của hợp đồng với một mức giá được xác định trước. Người bán quyền phải sẳn sàng bán chứng khoán nếu người mua thực hiện quyền. Ngân hàng sẽ mua quyền chọn mua khi dự đoán trong tương lai lãi suất thị

trường sẽ giảm, vì lúc đó giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản cho vay hay các hợp đồng tương lai sẽ tăng, việc thực hiện quyền sẽ mang lại thu nhập cho ngân hàng vì vẫn được hưởng lãi suất đầu tưở thời điểm lãi suất chưa giảm.

+ Quyền chọn bán (put option) lãi suất là một công cụ cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc) được bán một số lượng tài sản tài chính (chứng khoán, khoản cho vay, hợp đồng tương lai) vào ngày đáo hạn của hợp đồng với một mức giá

được xác định trước. Người bán quyền phải thực hiện mua chứng khoán nếu người mua thực hiện quyền. Ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán khi dựđoán trong tương lai lãi suất thị trường sẽ tăng, vì lúc đó giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản cho vay hay các hợp đồng tương lai sẽ giảm, việc thực hiện quyền sẽ mang lại thu nhập cho ngân hàng từ việc tìm kiếm trên thị trường các chứng khoán, khoản cho vay, hợp đồng tương lai với lãi suất thấp rồi bán lại cho người phát hành quyền chọn với giá cao hơn.

Chỉ tiêu Không chịu lãi Quá hạn Trong hạn Tổng Trên 03 tháng Đến 03 tháng Đến 01 tháng Đến hạn từ 01-03 tháng Đến hạn từ 03-12 tháng Đến hạn từ 01-05năm Đến hạn từ trên 05 Năm Tài sản 1.980.016 Tiền mặt, vàng bạc đá quý 1.980.016 Tiền gửi tại NHNN 6.010.724 6.010.724 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 14.447.749 3.306.500 519.600 18.273.849

Chứng khoán kinh doanh 109.400 687.527 796.927

Công cụ tài chính phái sinh và công cụ

tài chính khác 86.810 86.810 Cho vay khách hàng 1.325.384 1.278.702 4.306.773 38.131.995 71.439.746 4.269.473 120.752.073 Chứng khoán đầu tư 6.508.858 6.262.750 8.371.860 17.026.983 2.788.628 40.959.079 Góp vốn, đầu tư dài hạn 907.724 907.724 Tài sản cốđịnh và bất động sản đầu tư 1.995.515 1.995.515 Tài sản có khác 4.019.707 4.019.707 Tổng tài sản 1.980.016 1.325.384 1.278.702 31.360.914 51.830.352 81.018.733 23.291.971 3.696.352 195.782.424 Nợ phải trả Các khoản nợ chính phủ và NHNN 665.686 98.337 5.654 769.677 Tiền gửi của và tiền vay từ NHNN và TCTD khác 1.968.678 2.056.725 4.799.307 8.824.710 Tiền gửi của khách hàng 62.186.555 32.177.095 27.270.816 121.634.466

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay mà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TCTD chịu rủi ro 2.917.253 10.478.410 12.775.428 14.046.615 40.217.706

Phát hành giấy tờ có giá 1.513.409 985.116 960.596 3.459.121

Các khoản nợ khác 3.038.57 2.888.144 87.402 145.448 6.159.570 Tổng nợ phải trả 69.251.581 48.735.922 48.792.628 14.139.671 145.448 181.065.250 Khe hở nhạy cảm lãi suất

Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất nội bảng 1.980.016 1.325.384 1.278.702 -37.890.667 3.094.430 32.226.105 9.152.300 3.550.904 14.717.174 Các cam kết ngoại bảng có tác động tới mức độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản và công nợ Mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất nội và ngoại bảng 1.980.016 1.325.384 1.278.702 -37.890.667 3.094.430 32.226.105 9.152.300 3.550.904 14.717.174

Mức thay đổi thu nhập từ lãi

Trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất của ngân hàng Nhạy cảm Tài sản Nhạy cảm Tài sản Nhạy cảm

Tài sản NhạNy cợảm NhTài sạy cảản m NhTài sạy cảản m

Nhạy cảm Tài sản Nhạy cảm Tài sản Nhạy cảm Tài sản Mức thay đổi thu nhập từ lãi của ngân

97 Chỉ tiêu Không chịu lãi Quá hạn Trong hạn Tổng

Đến 1 tháng Trên 1-3 tháng Trên 3- 6 tháng Trên 6-12 tháng Trên 1- 5 Năm Trên 5 năm Tài sản

Tiền mặt, vàng bạc đá quý 2.204.060 2.204.060

Tiền gửi tại NHNN 5.368.942 5.368.942

Tiền gửi tại và cho vay các

TCTD khác 21.400.141 1.683.189 721.367 240.455 24.045.152

Chứng khoán kinh doanh 302.427 302.427

Công cụ tài chính phái sinh và

công cụ tài chính khác 75.228 75.228 Cho vay khách hàng 3.263.410 34.265.802 89.743.767 29.370.687 4.895.115 146.853 1.484.851 163.170.485 Chứng khoán đầu tư 1.976.136 8.146.203 2.104.761 22.801.573 3.948.375 38.977.048 Góp vốn, đầu tư dài hạn 1.463.756 1.463.756 Tài sản cốđịnh và bất động sản đầu tư 3.297.530 3.297.530 Tài sản có khác 400 3.282.675 1.479.514 1.672.494 6.435.083 Tổng tài sản 2.204.060 3.263.410 61.337.712 96.685.767 39.792.999 8.912.825 22.948.426 10.194.512 245.339.711

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 88)