Mô hình định giá lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 25)

Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của Tài sản và Nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Nội dung của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác

định chênh lệch giữa thu nhập lãi từ tài sản với chi phí lãi phải trả cho nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại như trên nhằm đưa các tài sản và nợ về cùng một nhóm có cùng kỳ hạn, từđó đo lường đo lường sự thay đổi thu nhập của tài sản ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi lãi suất của thị trường. Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để

tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest -rate sensitive gap_IS GAP) được dùng để đo lường sự nhạy cảm lãi suất của chúng. (Mahshid & Mohammad, 2004, 21); (Saunders, 2000)

Trong đó:

- Giá trị Tài sản nhạy cảm lãi suất: là những Tài sản có thểđược định giá lại khi lãi suất thay đổi: các khoản cho vay sắp đến hạn, các khoản cho vay và chứng khoán có lãi suất thả nổi, các khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn dưới n tháng, tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n tháng,…

- Giá trị Nợ nhạy cảm lãi suất: là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo

điều kiện thị trường: tiền gửi có lãi suất biến đổi, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ

hạn, các khoản cho vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ,....

Có thể rút ra đặc điểm của Tài sản và Nợ nhạy cảm lãi suất là thời gian đến hạn càng ngắn thì tính nhạy lãi càng cao.

Mc thay đổi li nhun ca ngân hàng cũng được xác định

=(Giá tr tài sn nhy cm lãi sut -Giá tr n nhy cm lãi sut) * Mc thay đổi lãi sut (1.4)

= Khe hở nhạy cảm lãi suất * Mức thay đổi lãi suất. (1.5)

Hiu số Giá trị Tài sản nhạy cảm lãi suất - Giá trị Nợ nhạy cảm lãi suất: còn được gọi là

độ lệch tiền tệ hay khe hở nhạy cảm lãi suất (IS GAP)

Các trường hp có th xy ra khi xác định khe h nhy cm lãi sut.

Trường hợp 1: Khe hở nhạy cảm lãi suất = 0: Trường hợp này Giá trị Tài sản nhạy cảm lãi suất -Giá trị Nợ nhạy cảm lãi suất. Cho dù lãi suất thị trường tăng hay hay giảm thì rủi ro không xuất hiện (NIM của ngân hàng không thay đổi).

Trường hợp 2: Khe hở nhạy cảm lãi suất > 0 ( khe hở dương): Trường hợp này Giá trị Tài sản nhạy cảm lãi suất > Giá trị Nợ nhạy cảm lãi suất.

- Khi lãi suất thị trường tăng dẫn đến thu nhập lãi tăng lớn hơn chi phí lãi tăng. Lúc này mức tăng của lợi nhuận dương, rủi ro lãi suất không xuất hiện, mà lợi nhuận ngân hàng còn được tăng (NIM của ngân hàng tăng).

- Khi lãi suất thị trường giảm dẫn đến thu nhập lãi giảm lớn hơn chi phí lãi giảm. Lúc này mức tăng của lợi nhuận âm, rủi ro lãi suất xuất hiện, lợi nhuận ngân hàng giảm (NIM của ngân hàng giảm).

Trường hợp 3: Khe hở nhạy cảm lãi suất < 0 ( khe hở âm): Trường hợp này Giá trị Tài sản nhạy cảm lãi suất < Giá trị Nợ nhạy cảm lãi suất.

- Khi lãi suất thị trường tăng dẫn đến thu nhập lãi tăng nhỏ hơn chi phí lãi tăng. Lúc này mức tăng của lợi nhuận âm, rủi ro lãi suất xuất hiện, lợi nhuận ngân hàng giảm (NIM của ngân hàng giảm).

- Khi lãi suất thị trường giảm dẫn đến thu nhập lãi giảm nhỏ hơn chi phí lãi giảm. Lúc này mức tăng của lợi nhuận dương, rủi ro lãi suất không xuất hiện, lợi nhuận ngân hàng tăng (NIM của ngân hàng tăng).

Kết lun chung:

Nếu IS GAP =0: Rủi ro lãi suất không xuất hiện.

Nếu IS GAP >0: Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm. Nếu IS GAP <0: Rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng. Bảng 1.2: Quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập ngân hàng:

Tình Hình IS GAP Lãi Suất Thu Nhập

IS GAP > 0 (TSNL > NNL) Tăng Giảm Tăng Giảm IS GAP < 0 (TSNL< NNL) Tăng Giảm Giảm Tăng IS GAP = 0 (TSNL=NNL) Tăng Giảm Không thay đổi Không thay đổi Ngun: Bessis 2002, 154

Như vậy, dễ thấy rằng để ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất là duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0. Để làm được điều này, định kỳ hàng quý ngân hàng phải xác định mức chênh lệch giữa Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và Giá trị nợ nhạy cảm lãi suất theo các kỳ hạn như sau:

- Kỳ hạn đến 1 ngày; Kỳ hạn trên 1 ngày đến 3 tháng; Kỳ hạn trên 3 tháng đến 6 tháng; Kỳ hạn trên 6 tháng đến 1 năm; Kỳ hạn trên 1 năm đến 5 năm; Kỳ hạn trên 5 năm.Tài sản có kỳ hạn càng ngắn thì độ nhạy lãi càng cao.

Bảng 1.3: Bảng định giá lại tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ nhạy cảm lãi suất

STT Thời gian định giá lại Tài sản Nợ Chênh lệch Chênh lệch lũy kế

1 Đến 1 ngày 2 Trên 1 ngày đến 3 tháng 3 Trên 3 tháng đến 6 tháng 4 Trên 6 tháng đến 1 năm 5 Trên 1 năm đến 5 năm 6 Trên 5 năm Cộng

Ngun: Ngun: Bessis 2002, 154

Theo mô hình định giá li trên, thì ngân hàng có cơ sở đưa ra phương pháp qun tr chủ động ri ro lãi sut như sau:

Bảng 1.4: Bảng phương pháp quản trị chủđộng rủi ro lãi suất

ĐỘ LỆCH TIỀN TỆ RỦI RO KHI BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ

Tài sản nhạy lãi (độ lệch tích cực) Lãi suất giảm Giảm tài sản nhạy lãi Tăng nợ nhạy lãi Nợ nhạy lãi (độ lệch tiêu cực) Lãi suất tăng Tăng tài sản nhạy lãi Giảm nợ nhạy lãi Ngun: Bessis 2002, 154

Nguyên tc, ưu đim, nhược đim ca mô hình định giá li:

+ Nguyên tc ca mô hình: là dựa vào thời hạn đến hạn của tài sản hay thời hạn

định giá lại, đó cũng chính là kỳ hạn dự kiến có sự biến động lãi suất thị trường; nhà quản trị ngân hàng tính toán mức chênh lệch tích lũy giữa giá trị của tài sản nhạy lãi và nợ

nhạy lãi, từđó tính toán được mức thay đổi của thu nhập ròng.

Trong mô hình này, giá trị tài sản và giá trị nợ được xác định dựa trên giá trị sổ

sách tại thời điểm tính toán, do đó hiệu ứng lãi suất làm thay đổi trên vốn chủ sở hữu là không xuất hiện. Như vậy, khi lãi suất thay đổi, thì chỉ có thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất.

+ Ưu đim: là trực quan, dể sử dụng, rất phù hợp với điều kiện tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, vì vậy mô hình này được ngân hàng nhà nước quy định áp dụng trong báo cáo dự báo rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

+ Nhược đim: Tuy nhiên, dù mô hình định giá lại tương đối đơn giản, dễ xác

định, trực quan, song lại bộc lộ một số hạn chế sau:

- Về hiệu ứng giá trị thị trường: Phương pháp định giá lại không sử dụng giá trị thị

trường, do đó phương pháp này chỉ phản ánh một phần rủi ro của lãi suất đối với ngân hàng. Vì sự biến động của lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và danh mục tài sản.

- Về kỳ định giá tích lũy: Việc phân nhóm tài sản và nợ theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh sự sai lệch thông tin về cơ cấu tài sản và nợ trong cùng một nhóm. Ví dụ, tài sản và nợ có thể cùng kỳ hạn nhưng chúng được định giá vào hai thời điểm khác nhau trong cùng kỳ hạn - giả sử vào đầu kỳ và cuối kỳ thì trở nên không cân xứng với nhau nhưng phương pháp định giá lại lại bỏ qua vấn đề này. Nếu kỳ hạn định giá càng ngắn, thì những hạn chế này càng nhỏ, nếu định giá hàng ngày thì phản ánh trung thực hơn. Nhưng nếu định giá với kỳ hạn càng dài thì những hạn chế càng bộc lộ rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)