Đo lường rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 65)

Chi nhánh Hội sở

rủi ro lãi suất

Theo báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đo lường rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại. (Báo cáo tài chính Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2008)

Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Các giảđịnh và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và công cụ nợ của ngân hàng:

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác ( bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản có khác) được xếp loại khoản mục không chịu lãi;

- Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam được xếp loại tài khoản thanh toán do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tếđược xếp loại đến một tháng;

- Thời hạn định lại lại suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất của từng loại chứng khoán;

- Thời hạn định lại lại suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng; các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam; các khoản tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

Các khoản mục có lãi suất cốđịnh trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn

định lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất;

Các khoản mục có lãi suất thả nỗi: Thời hạn định lãi lãi suất thực tế dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất. - Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá;

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ , ủy thác đầu tư, cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của giao dịch do các giao dịch này có lãi suất cốđịnh.

Sau đây là bảng phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ năm 2008- năm 2013.

Bảng 2.4: Chênh lệch TSC nhạy cảm lãi suất với TSN nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam qua các năm từ 2008 đến năm 2013

Năm Tài sản nhạy cảm lãi suất (triệu đồng) Nợ nhạy cảm lãi suất (triệu đồng) Chênh lệch Tài sản và Nợ nhạy lãi suất (triệu đồng) Chênh lệch/Tài sản (%) 2008 195.782.424 181.065.250 14.717.714 7,5 2009 272.201.978 230.781.785 41.420.193 15,2 2010 407.388.629 348.671.120 58.717.509 14,4 2011 511.800.689 431.468.722 80.331.967 15,7 2012 507.519.951 469.199.075 38.320.876 7,5 2013 580.002.812 521.575.918 58.426.894 10,07

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Qua bảng trên cho thấy mức chênh lệch giữa Tài sản và Nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng từ các năm 2008 và 2011 đều là các số dương nếu lãi suất tăng ngân hàng sẽ

có lợi, thực tế lãi suất trong giai đoạn 2008-2011 luôn tăng, tạo điều kiện để ngân hàng tăng lợi nhuận, nếu lãi suất giảm ngân hàng sẽđối diện với rủi ro rất lớn.

Theo dữ liệu thu thập năm 2008 là năm mà lãi suất có nhiều biến động mạnh, NHNN Việt Nam từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm sau đó chuyển dần

sang nới lỏng một cách thận trọng đã đẩy lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tăng lên nhanh chóng và sau đó có phần hạ dần vào những tháng cuối năm.

Năm 2009 lãi suất diễn biến khá ổn định, tuy nhiên do áp lực về vốn của gói hỗ trợ

lãi suất 4% của chính phủ. Đặc biệt cuối năm 2009 tình hình thanh khoản của các ngân hàng là khá căng thẳng so với các năm trước. Với mức khống chế trần lãi suất huy động 10,49% của NHNN Việt Nam, để huy động vốn các ngân hàng thương mại hầu hết đều tăng lãi suất các kỳ hạn lên 10,49% đã làm cho chi phí đầu vào các ngân hàng tăng cao sát với mức lãi suất trần cho vay 150% lãi suất cơ bản là 12% đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng là rất lớn.

Năm 2010, 2011 tình hình thiếu vốn trên thị trường có phần giảm bớt là do NHNN Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm hạ dần lãi suất huy động để có cơ sở hạ

thấp lãi suất cho vay hỗ trợ chi phí vốn cho các doanh nghiệp và nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên tại thời điểm này chênh lệch giữa Tài sản và Nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là số dương, đặc biệt tại thời điểm cuối năm 2011 đạt giá trị lớn nhất gần 15,7%, nếu lãi suất thị trường giảm ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro lãi suất lớn.

Năm 2012, bám sát chỉ đạo của Chính phủ về việc nhất quán mục tiêu kiềm chế

lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phù hợp với cân đối vĩ mô, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Kể từ tháng 3/2012, NHNN đã 04 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động với tổng mức giảm từ 4%- 5%/năm. Dự đoán được xu hướng lãi suất giảm, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã giảm mức chênh lệch giữa Tài sản và Nợ từ 80.331.967 triệu đồng xuống còn 38.320.876 triệu đồng, năm 2013 có xu hướng tăng lại với giá trị là 58.426.894 triệu

đồng. Đây là một một nỗ lực rất lớn trong quản trị rủi ro lãi suất. Đểđạt được thành quản trên, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã thực hiện chiến lược như sau:

Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn dưới 3 tháng.

Đối với hoạt động đầu tư ngân hàng đã tăng các khoản đầu tư dài hạn khi dự báo lãi suất có xu hướng giảm, và sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn nến dự báo lãi suất tăng.

Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay ngân hàng áp dụng cơ chế lãi suất thả

nổi với kỳ hạn định lại lãi suất 1-3 tháng/lần nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất. Theo báo cáo của ngân hàng qua các năm cho thấy ngân hàng không sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, mà chủ yếu sử dụng hợp đồng tín dụng với lãi suất thả

nổi là chủ yếu, có thể nói chính áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi này và kết hợp chiến lược

đầu tư phù hợp mà các năm vừa qua ngân hàng đã tránh được rủi ro về lãi suất và đảm bảo lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã quá dựa vào hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi mà không chú ý đến các công cụ phòng ngừa hiệu quả khác, nếu ngân hàng kết hợp với các công cụ tài chính phái sinh hữu hiệu có khả năng đã tăng thêm thu nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 65)