Cơ chế quản lý vốn tập trung trong quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 60)

chúng ta sử dụng sơ đồ phân tích cách điều hành của Hội sở trong việc sử dụng lãi suất như là công cụ mạnh.

Hình 2.6: Mô hình điu hành lãi sut ca Hi s

Ngun: Ngân hàng TMCP Công Thương Vit Nam, 2013

Mô hình trên, đường cong lãi suất huy động với giả định lãi suất huy động ngắn thấp hơn lãi suất huy động dài. Đường cong lãi suất cho vay cũng với giả định lãi suất cho vay dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn với lý cho vay dài hạn với rủi ro cao hơn. Với cơ chế vốn điều hòa nội bộ hai đường lãi suất nhận vốn và gửi vốn là một

đường thẳng, chi nhánh sẽ có động cơ huy động vốn ngắn hạn và gửi vốn với giá tương

đương với kỳ hạn dài, bởi vì khi cho vay dài hạn sẽ có thu nhập lớn hơn. Tương tự trong cho vay, chi nhánh sẽ có động cơ cho vay dài hạn bởi vì với lãi suất nhận vốn là như

nhau thì khi cho vay dài hạn sẽ có mức thu nhập càng cao.

Cơ chế FTP Hội sở sẽ sử dụng công cụ lãi suất đểđiều hành chính sách lãi sua61r trong các điều kiện thị trường khác nhau như sau:

Hình 2.7: Trường hp th trường din biến bình thường

Kỳ hạn Lãi suất 3 tháng 6 tháng 9 tháng LS ĐH nhận vốn LS ĐH gửi vốn LS huy động LS cho vay Kỳ hạn Lãi suất 3 tháng 6 tháng 9 tháng LS ĐH gửi vốn LS huy động thị trường Giá mua vốn FTP

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Theo cơ chế FTP, giá mua vốn theo quy luật thị trường nếu chi nhánh huy động vốn kỳ hạn ngắn, Hội sở sẽ mua vốn theo kỳ hạn ngắn, chi nhánh huy động vốn theo kỳ

hạn dài Hội sở sẽ mua vốn theo kỳ hạn dài. Trên mô hình đường giá mua vốn FTP lãi mà chi nhánh nhận được từ các khoản tiền gửi ngắn hạn sẽ giảm đi so với cơ chế vốn điều hòa và các khoản tiền gửi dài hạn thu nhập mà chi nhánh nhận được lớn hơn hoặc tương

đồng với kỳ hạn ngắn. Với cơ chế FTP sẽ khuyến khích các chi nhánh huy động vốn với kỳ hạn dài để đảm bảo tính ổn định cho hệ thống.

Hình 2.8: Trường hp lãi sut th trường n định

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Trường hợp thị trường đi ngang, lãi suất huy động vốn kỳ hạn ngắn tương đương với lãi suất huy động vốn kỳ hạn dài. Nếu theo cơ chế vốn điều hòa lãi suất chi nhánh nhận được kỳ hạn ngắn sẽ bằng với kỳ hạn dài, sẽ không khuyến khích chi nhánh huy

động vốn dài hạn. Theo cơ chế điều chuyển vốn FTP, đường cong lãi suất mua bán vốn tuân thủ theo đường cong của lãi suất thị trường sẽ khuyến khích chi nhánh huy động kỳ

hạn dài hơn và thu nhập chi nhánh nhận được sẽ cao hơn so với cơ chế lãi suất điều hòa.

Hình 2.9: Trường hp lãi sut th trường xu hướng gim

Kỳ hạn Lãi suất 3 tháng 6 tháng 9 tháng LS ĐH gửi vốn LS huy động thị trường Giá mua vốn FTP

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Trong trường hợp lãi suất thị trường đi ngược, hội sở sẽ khuyến khích chi nhánh huy động vốn với kỳ hạn ngắn để giải quyết tính thanh khoản cho hệ thống. Nếu vẫn áp dụng lãi suất gửi vốn điều hòa một giá sẽ không khuyến khích các chi nhánh huy động với kỳ hạn ngắn, bởi vì huy động với kỳ hạn ngắn khi gửi vốn sẽ có thu nhập thấp hơn nhiều so với kỳ hạn dài là 12 tháng. Nếu đường FTP cũng trùng khớp với đường lãi suất huy động thị trường sẽ khuyến khích chi nhánh huy động vốn với kỳ hạn ngắn thay vì huy động với kỳ hạn dài để lấy thu nhập như cũ.

Hình 2.10: Cơ chế FTP mang tính linh hot trong qun lý và điu hành lãi sut

Với cơ chế mua bán vốn FTP, Hội sở có thể mua bán vốn theo các kỳ hạn phù hợp với ý muốn chủ quan của mình, hệ thống FTP sẽ tạo ra các động lực phù hợp cho chi nhánh. Trong điều kiện bình thường giá FTP bán vốn kỳ hạn ngắn sẽ nhỏ hơn kỳ hạn dài và mua vốn kỳ hạn ngắn cũng nhỏ hơn kỳ hạn dài. Bên cạnh đó hệ thống có thể tách nhập

đường lãi suất mua bán vốn thành một nhằm tạo sự linh hoạt hơn cho Hội sở đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên triển khai chương trình nhằm tránh sốc cho chi nhánh.

Lãi suất Lãi suất cho vay

Giá bán vốn FTP Giá mua vốn FTP

Lãi suất huy động thị trường

Kỳ hạn 3 tháng 6 tháng

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Kỳ hạn Lãi suất 3 tháng 6 tháng 9 tháng LS ĐH gửi vốn LS huy động thị trường Giá mua vốn FTP

Ví dụ minh họa: Tại một chi nhánh A của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Trường hợp 1: Khách hàng K gửi vào chi nhánh A 200 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 6%/năm. Chi nhánh A sẽ bán khoản vốn huy động này về hội sở với lãi suất mua vốn của hội sở công bố tương ứng là 7,2%/năm. Như vậy, chi nhánh A hưởng chênh lệch trong vòng 3 tháng là 1,2%/năm.

- Trường hợp 2: Chi nhánh A sử dụng vốn thực hiện việc cho vay khách hàng H với số tiền 300 triệu đồng, kỳ hạn 1 năm, 6 tháng định giá lại một lần. Lãi suất 6 tháng đầu là 8,5%/năm. Để có nguồn cho khoản vay 300 triệu đồng này, chi nhánh A mua vốn từ hội sở là 300 triệu đồng trong vòng 6 tháng với lãi suất công bố tương ứng là 7,5%/năm. Như vậy trong vòng 6 tháng cho đến khi điều chỉnh lãi suất cho vay của khách hàng, chi nhánh luôn hưởng chênh lệch là 1%/năm.

Bảng 2.3: Tổng hợp chênh lệch giá mua - bán vốn của chi nhánh A.

Lãi suất FTP %/năm Lãi suất tiền gửi %/năm Chênh lệch (%)

3 tháng 6 3 tháng 7,2 1,2

6 tháng 7,5 6 tháng 8,5 1

Hình 2.11: Cơ chế FTP mang tính linh hot trong qun lý và điu hành lãi sut

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Hệ thống mua bán vốn FTP có thể điều chỉnh lãi suất mua bán vốn tại 1 kỳ hạn nhất định. Giả sử Hội sở muốn khuyến khích cho vay 6 tháng, Hội sở có thể giảm giá bán vốn kỳ hạn 6 tháng, thu nhập của chi nhánh khi cho vay kỳ hạn thấp hơn 6 tháng có thể

thấp hơn kỳ hạn 6 tháng. Tương tự như vậy trong huy động vốn nếu hội sở muốn khuyến Lãi suất

Lãi suất huy động thị trường Giá bán vốn FTP

Giá mua vốn FTP

Kỳ hạn

Lãi suất cho vay

12 tháng 6 tháng

khích huy động vốn kỳ hạn 12 tháng, Hội sở sẽ kéo đường mua vốn FTP cao hơn các kỳ

hạn khác, như vậy khi chi nhánh huy động 12 tháng sẽ hưởng mức thu nhập cao hơn các kỳ hạn trên 12 tháng. Với cách điều chỉnh lãi suất mua bán vốn từng kỳ hạn, từng loại khách hàng, từng loại sản phẩm, từng loại đồng tiền và theo từng chương trình sẽ giúp cho hội sởđiều hành rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản một cách hiệu quả hơn.

Ưu đim: Quản lý tập trung rủi ro lãi suất tại Hội sở, giúp Hội sở có công cụ

mạnh để linh hoạt điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống; Thông tin báo cáo quản trị rủi ro lãi suất kịp thời Nhằm hạn chế mức tối đa của rủi ro lãi suất gây ra cho toàn hệ thống.

Tất cả tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ

hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại tài sản Nợ/tài sản Có, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất

điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến rủi ro lãi suất vì rủi ro được chuyển về Hội sở. Việc quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi của chi nhánh phải được đảm bảo trong khung qui định của Hội sở (về trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay).

Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo Kế hoạch Nhà nước, cho vay theo cam kết của Tổng giám đốc…) lãi suất thực hiện đối với khách hàng được thực hiện theo chỉđạo của hội sở, CN có thểđược hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất.

Hình 2.12: Rủi ro lãi suất chuyển giao về hội sở

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2013

Nhược đim: Chênh lệch mức độ công việc và nguồn nhân lực trong quản trị rủi ro lãi suất tại chi nhánh; Chi phí ứng dụng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ 2014 Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 60)